Vẫn còn nhiều người dính bẫy với chiêu trò mượn tiền qua facebook
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Tương tự như vậy, anh N.H trú tại TP HCM cũng nhận được tin nhắn mượn tiền từ tài khoản Facebook của người bạn thân. Anh H đề nghị gọi video call để kiểm chứng, đầu dây kia xuất hiện mặt của người bạn trong vòng vài giây rồi tắt đi với lý do đang trong giờ làm việc. Anh H lập tức chuyển tiền vào tài khoản được cung cấp mang tên Vũ Đình Định.
Được biết, cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo người dùng mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác khi nhận được tin nhắn vay tiền, tránh bị kẻ gian lừa đảo. Khi nhận tin nhắn vay tiền, cần gọi điện thoại trao đổi trực tiếp xác nhận đúng người trước khi tiến hành giao dịch. Không nên gọi điện qua chat messenger bởi kẻ gian thường lấy ảnh, video của người bị hack facebook đưa lên trong vòng vài giây. Để tránh bị hack facebook, không truy cập vào các đường link lạ do người khác gửi đến. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ.
Tôi nhận thấy rằng, những kẻ lừa đảo tuy là ảo nhưng lại cho nạn nhân số tài khoản thật. Vậy tại sao cơ quan chức năng không dựa trên các số tài khoản thật đó để truy tìm kẻ gian. Mỗi người chúng ta hết sức thận trọng, hạn chế giao dịch với các tài khoản không chính chủ. Cần nhanh chóng báo cáo cơ quan chức năng khi bị “dính bẫy” của kẻ gian. Một chiêu trò mới của kẻ gian là thường hỏi vay số tiền từ 2 triệu đồng trở xuống. Do đó, khi bị mất tiền, nhiều người thường có tâm lý không muốn trình báo bởi số tiền ít và xấu hổ vì sự “nhẹ dạ cả tin” của mình. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục xem nhẹ việc bị lừa đảo trên Facebook sẽ khiến nhiều người tiếp tục bị lừa đảo. Đã đến lúc, người dân phối hợp cùng cơ quan chức năng để bóc trần và chấm dứt chiêu trò hack nick facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cá nhân.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại