Ứng dụng chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐoàn Luật sư TP Hà Nội tuyên truyền pháp luật tại trường Trung học cơ sở Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: T.L |
Theo lãnh đạo UBND quận, quận tiếp tục thực hiện nghiêm, có chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới;
Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 6/11/2020 của Thành ủy về thực hiện Kết luận số 80- KL/TW, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản pháp luật của Trung ương và TP.
Tiếp tục phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong tìm hiểu pháp luật, xây dựng văn hóa pháp lý, lối sống theo pháp luật, tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật; Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin liên quan đến pháp luật, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin liên quan đến pháp luật của Nhân dân Thủ đô, quận. Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và DN.
Cùng với đó, quận sẽ đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân quận; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; Bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. Tăng cường bố trí kinh phí PBGDPL ở cấp phường, đảm bảo ít nhất 20 triệu đồng cho 1 đơn vị cấp phường.
Bám sát nội dung, yêu cầu của TP, Sở Tư pháp, các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác PBGDPL; đảm bảo các hoạt động PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, có sự kết hợp, lồng ghép việc thực hiện các chương trình, đề án khác có liên quan, phù hợp đối tượng, địa bàn. Đồng thời, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp. Gắn kết công tác PBGDPL, công tác xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của công dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt của người đứng đầu trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ và chấp hành pháp luật.
Gắn việc tuyên truyền PBGDPL với việc triển khai thực hiện chủ đề năm 2024 của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Trung ương và TP, quận.
Lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, năm 2024, quận tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả. Huy động sự tham gia, phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn thể Nhân dân trên địa bàn quận trong hoạt động PBGDPL; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại