Tuyên truyền đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến gắn với thực hiện Đề án 06
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Hà Nội: tuyên truyền đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến gắn với thực hiện Đề án 06. Ảnh: PV |
Kế hoạch nhằm khuyến khích, tăng cường việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước thuộc TP. Đảm bảo đội ngũ cán bộ phụ trách thiết kế, vận hành, khai thác dịch vụ công trực tuyến được đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ số và kỹ năng số. 100% cơ quan nhà nước trên địa bàn TP thực hiện tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến trên cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị. 100% sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đăng tải tài liệu, video hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Cùng với đó, hệ thống đại lý hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến được phổ biến rộng rãi trên các hệ thống thông tin. Các cơ quan báo chí, truyền thông của TP tăng cường xây dựng chuyên trang, chuyên mục về dịch vụ công trực tuyến. Thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng số để hỗ trợ người dân.
Phấn đấu mỗi xã, phường có các kênh thông tin kết nối. Các ý kiến phản hồi của người dân về dịch vụ công trực tuyến được tiếp thu và công khai. Tăng cường phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho đa số học sinh THPT, sinh viên trên địa bàn TP.
Nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật liên quan; Vai trò, ý nghĩa và lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu; Đánh giá, phản hồi và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Thông điệp tuyên truyền chính là "Hành chính thông minh - Tận tâm phục vụ". Thông điệp dành cho người dân là: "Dịch vụ công trực tuyến - Đơn giản thủ tục, tiết kiệm thời gian; Đăng ký khai sinh trực tuyến - Nhanh chóng, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi; Cùng Hà Nội bước vào kỷ nguyên mới với dịch vụ công trực tuyến"; dành cho doanh nghiệp là: "Nộp thuế điện tử - Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Kết nối dữ liệu trực tuyến - Đồng hành phát triển doanh nghiệp"; dành cho cán bộ công chức, viên chức là: "Dịch vụ công trực tuyến: Giải pháp tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng phục vụ".
Các thông điệp này được thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông số và mạng xã hội, trực tiếp tại cơ sở, qua hệ thống giáo dục và tổ chức đoàn thể bằng các kênh: báo chí, truyền hình, phát thanh; Cổng Thông tin điện tử và website chính thức; Mạng xã hội (Facebook, Zalo, YouTube, TikTok); Ứng dụng số và nền tảng trực tuyến; Tổ chức chính trị - xã hội và truyền thông cộng đồng; Trực tiếp tại cơ sở.
Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 1 từ tháng 2 đến tháng 3/2025: Tăng cường thông tin, tuyên truyền và việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Giai đoạn 2 từ tháng 4 đến tháng 10/2025: Hướng dẫn kỹ năng và thúc đẩy sử dụng.
Giai đoạn 3 từ tháng 11 đến tháng 12/2025: Đánh giá kết quả và duy trì.
UBND TP giao Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP chủ trì, điều phối và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai kế hoạch. Xây dựng, triển khai các chiến dịch truyền thông; phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã trong công tác tuyên truyền, đảm bảo nội dung phù hợp với từng đối tượng. Cung cấp thông tin, hỗ trợ báo chí và các đơn vị liên quan để đảm bảo tính thống nhất trong tuyên truyền. Tiếp nhận và xử lý phản hồi từ người dân, doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến và công tác truyền thông. Huy động nguồn tài trợ từ doanh nghiệp, tổ chức nhằm xã hội hóa công tác tuyên truyền.
UBND TP yêu cầu truyền thông phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với mọi nhóm đối tượng; nội dung hướng dẫn cần đơn giản hóa, trình bày trực quan, dễ thực hiện. Hoạt động tuyên truyền phải đảm bảo thực chất, tránh hình thức; hướng tới mục tiêu gia tăng số lượng người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến thay vì dừng lại ở việc phổ biến thông tin. Xây dựng các chỉ số đánh giá cụ thể; phân nhóm đối tượng để có phương thức tiếp cận phù hợp.
Ngoài ra, huy động sự tham gia của nhiều bên, không dừng lại trong khu vực cơ quan nhà nước mà cả tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp; truyền thông cũng cần đồng hành trong việc phổ biến và hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến. Mọi hướng dẫn, quy trình phải rõ ràng, dễ truy cập; phản hồi của người dân, doanh nghiệp phải được tiếp nhận và xử lý minh bạch, công khai. Tận dụng tối đa công nghệ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot hỗ trợ tự động, livestream hướng dẫn, video ngắn trên TikTok, Facebook, Zalo.
![Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại](/modules/frontend/themes/plxh/images/pc/qr-code.jpg?v=2.620250124154516)
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại