Hà Nội: bảo đảm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không bị gián đoạn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGiải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận “một cửa” UBND huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa: Q.T |
Theo đó, để đảm bảo việc triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác kiểm soát TTHC, thực hiện và giải quyết TTHC phục vụ người dân, doanh nghiệp đồng bộ, xuyên suốt và hiệu quả, UBND TP yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành căn cứ Kế hoạch của UBND TP, phương án và chỉ đạo của Bộ, ngành chủ quản trong việc sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy chủ động thực hiện việc rà soát, sửa đổi, tham mưu trong việc ban hành các Quyết định công bố danh mục TTHC/TTHC nội bộ, Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC, phê duyệt quy trình điện tử và các Quyết định có liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị theo đúng chức năng, nhiệm vụ ngay sau sắp xếp, hợp nhất.
Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công TP và các đơn vị có liên quan thực hiện điều chỉnh các nội dung TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của TP, đảm bảo việc vận hành Hệ thống không gián đoạn.
UBND TP yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, lãnh đạo các địa phương sau khi sắp xếp, cơ cấu, hợp nhất tổ chức bộ máy chủ động thực hiện ngay việc công khai lại các TTHC; kiện toàn bộ phận tiếp nhận và giải quyết TTHC tại đơn vị, bảo đảm kế thừa các kết quả đã triển khai và không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kịp thời cập nhật các thay đổi của các TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của TP; điều chỉnh kỹ thuật của Hệ thống đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp thuận tiện, không gián đoạn.
Ngày 23/1, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm giai đoạn 1 của mô hình này. Trong giai đoạn 1, danh sách các đại lý dịch vụ công trực tuyến bao gồm: 10 bưu cục thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, 12 bưu cục của Tổng công ty Bưu chính Viettel, 10 cửa hàng FPT Shop thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT. Các tổ chức và cá nhân đến đại lý dịch vụ công trực tuyến sẽ được hỗ trợ: Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua các hệ thống điện tử; Số hóa hồ sơ, tài liệu để đảm bảo thông tin được xử lý nhanh chóng và chính xác; Đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính, giảm thiểu thời gian chờ đợi; Tư vấn và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công một cách nhanh chóng và thuận tiện, ngay cả khi họ không quen sử dụng các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, việc số hóa toàn bộ quy trình sẽ nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, giảm tải cho các cơ quan hành chính và tiết kiệm thời gian cho người dân. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại