Tư pháp Thủ đô khẳng định vị thế với sự phát triển của Thành phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênUVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn trao bằng khen cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác tư pháp năm 2022. Ảnh: Bạch Dương |
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, UBND TP và Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó, đoàn kết, xây dựng, phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực công tác.
Trong đó, công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát VBQPPL thực hiện tốt, kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của TP; 100% văn bản của TP được ban hành đúng thẩm quyền. Các VBQPPL đều được xây dựng, thẩm định, thẩm tra và thông qua đảm bảo về trình tự, thủ tục, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với quy định của hệ thống pháp luật;
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt được nhiều kết quả tích cực, bám sát nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô, đã thực sự lan tỏa pháp luật trong Nhân dân; Triển khai hiệu quả các hoạt động hưởng ứng trong dịp Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 hàng năm; Tiếp tục đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng thiết thực, phù hợp, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hòa giải ở cơ sở.
Công tác hộ tịch, chứng thực, quốc tịch, nuôi con nuôi, cấp lý lịch tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực; việc liên thông TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được chú trọng, giúp giảm thời gian, chi phí thực hiện cho người dân và doanh nghiệp.
Công tác quản lý Nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, hoạt động quản lý hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật ngày càng phát triển lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2022, các luật sư đã tham gia 13.784 việc, đạt doanh thu hơn 776 tỷ đồng...
Cùng với đó, công tác quản lý Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng Ngành; đào tạo, bồi dưỡng; thi đua, khen thưởng; nghiên cứu khoa học pháp lý; công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng luôn được quan tâm, thực hiện và đạt kết quả tốt.
Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; Năm 2022, Hà Nội hoàn thành việc kết nối, tích hợp, khai thác CSDL quốc gia về dân cư đối với 03 dịch vụ công trực tuyến (Đăng ký khai sinh; Đăng ký kết hôn, Đăng ký khai tử) trên Cổng dịch vụ công TP; Phê duyệt phương án phân cấp TTHC với tỷ lệ đáp ứng trên 48% tổng số TTHC lĩnh vực tư pháp;
Việc lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được TP quan tâm, chỉ đạo, đảm bảo triển khai đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả Kế hoạch phối hợp số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19/3/2021 giữa Bộ Tư pháp và UBND TP về đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô; nghiên cứu đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027 theo Kế hoạch số 228/KH- UBND ngày 25/8/2022 của UBND TP.
Theo lãnh đạo Sở Tư pháp TP Hà Nội, phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Thành ủy; trong đó chú trọng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; bố trí đội ngũ công chức, viên chức hợp lý, phù hợp vị trí việc làm để phát huy tốt năng lực công tác của từng cá nhân; xây dựng cơ chế huy động và tận dụng mọi nguồn lực ngoài ngành để tham gia vào công tác Tư pháp; Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo điều hành, chất lượng công tác trên các lĩnh vực.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối làm việc; thực hiện nghiêm công tác đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng tháng; tiếp tục cắt giảm và kết hợp một cách hợp lý số lượng các cuộc họp, hội nghị; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý, kiểm tra, thanh tra; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm trong giải quyết yêu cầu của người dân; đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Những kết quả mà ngành Tư pháp Thủ đô đạt được đã đóng góp thiết thực vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và tăng cường vị thế đối ngoại của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại