Thứ sáu 29/03/2024 18:28

Tiêu thụ than toàn cầu đạt mức kỷ lục, áp lực chuyển đổi sang năng lượng xanh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mức tiêu thụ than trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục và đánh dấu một cột mốc không lấy gì làm tự hào, bên cạnh đó cũng tạo lên áp lực rất lớn về việc chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Tiêu thụ than toàn cầu đạt mức kỷ lục, áp lực chuyển đổi sang năng lượng xanh
Tiêu thụ than toàn cầu trong năm 2022 đạt mức kỷ lục.

Theo đó, thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, trong năm 2022, ước tính mức tiêu thụ than trên toàn thế giới đã vượt 8 tỷ tấn và tăng 1,2% so với năm trước. Đây là mức tiêu thụ mà chưa bao giờ thế giới có thể đạt được trong 1 năm, một kỷ lục không đáng để tự hào do đây là loại năng lượng gây ô nhiễm nhất và là nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu.

Cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy nhu cầu tiêu thụ than trên toàn cầu trong năm 2022 - loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất, lên mức cao kỷ lục. Như vậy, có nghĩa là than đá sẽ tiếp tục là nguồn phát thải CO2 lớn nhất của hệ thống năng lượng toàn cầu, gây nguy cơ làm chậm tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Bất chấp những dự đoán về sự sụp đổ của nhiên liệu hóa thạch khi thế giới tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cuộc xung đột ở Ukraine và tình trạng thiếu khí đốt đã đẩy mức sử dụng than lên mức cao nhất kể từ năm 2013.

Dựa trên xu hướng thị trường hiện tại, dự báo, mức tiêu thụ than sẽ không thay đổi cho đến năm 2025 do nhu cầu tiếp tục mạnh ở các nền kinh tế châu Á mới nổi.

“Lượng than tiêu thụ của thế giới sẽ vẫn ở mức tương tự trong những năm tiếp theo nếu không có những nỗ lực mạnh mẽ hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”. IEA đưa ra nhận định.

IEA cảnh báo nhu cầu toàn cầu sẽ duy trì ở mức này cho đến năm 2025, nếu như "không có những nỗ lực bổ sung để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng".

Giá khí đốt tự nhiên cao hơn do cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào than đá để sản xuất điện. Than là nguồn năng lượng lớn nhất thế giới để phát điện cũng như sản xuất thép và xi măng. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra khủng hoảng khí hậu, chiếm khoảng 40% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Đầu năm nay, IEA cho biết lượng khí thải CO2 từ sản xuất điện từ than được dự báo sẽ tăng hơn 200 triệu tấn, tương đương 2% trong năm 2022. Do đó, IEA cho rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch mới phải dừng lại ngay lập tức nếu thế giới muốn có bất kỳ cơ hội nào để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 ròng vào năm 2050.

Việc đạt được mức phát thải này là cần thiết để giữ cho nhiệt độ không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài ngưỡng đó, thế giới sẽ phải đối mặt với các tác động khủng hoảng khí hậu có thể mất hàng thiên niên kỷ để khắc phục hoặc không thể đảo ngược hoàn toàn.

Nếu việc giảm tiêu thụ loại năng lượng gây ô nhiễm này bắt đầu vào năm 2024 ở châu Âu, thì xu hướng giảm toàn cầu lại phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc.

Theo IEA, than là "xương sống của nền kinh tế Trung Quốc". Đất nước này tiêu thụ 53% lượng than trên thế giới. Với hạn hán làm giảm công suất sản xuất thủy điện và đợt nắng nóng vào mùa Hè này đã thúc đẩy nhu cầu điện, nhu cầu than tăng vọt vào năm 2022 tại quốc gia này.

Nổ tàu chở dầu khiến ít nhất 31 người thiệt mạng
Châu Âu thống nhất mức giá trần khí đốt
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động