Tiêu chí và quy trình xác định nền tảng số phục vụ người dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ Thông tin và Truyền thông vừa xác định khung tiêu chí và quy trình xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2022. |
Theo đó, khung tiêu chí xác định nền tảng số Việt Nam phục vụ người dân gồm 4 nhóm chính: Tư cách pháp nhân và năng lực của tổ chức, doanh nghiệp; chức năng và tính năng của nền tảng số; an toàn, an ninh mạng; đặc thù khác theo từng tình huống, nền tảng cụ thể.
Về chức năng, nền tảng số phải bảo đảm có sử dụng hạ tầng điện toán đám mây; có cung cấp chức năng như dịch vụ (as-a-service); có khả năng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu mà không cần chỉnh sửa mã nguồn...
Hội đồng đánh giá xác định, nền tảng số phục vụ người dân có nhiệm vụ đánh giá, báo cáo kết quả, đề nghị công nhận các nền tảng số phục vụ người dân để Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét công nhận.
Trước đó, tại hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương một số nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.
Cụ thể là phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập; phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa của các bệnh viện; phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại