Thứ hai 25/11/2024 03:34

Một số chính sách nổi bật có hiệu lực trong từ 5/2024

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, về nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân, hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.

Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Hàng loạt quy định về xét tặng các danh hiệu có hiệu lực

Chính phủ mới đây đã ban hành 2 Nghị định mới quy định chi tiết việc xét tặng các danh hiệu gồm: Nghị định 35/2024/NĐ-CP và Nghị định 36/2024/NĐ-CP, đều có hiệu lực trong tháng 5/2024.

Cụ thể, Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” có hiệu lực từ 25/5/2024. So với Nghị định 27/2015/NĐ-CP, Nghị định 35/2024/NĐ-CP có nhiều điểm mới. Theo đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của từng đối tượng, loại hình cơ sở giáo dục có tính chất tương đồng, Nghị định 35/2024/NĐ-CP thống nhất ở cả tiêu chuẩn “Nhà giáo nhân dân” và tiêu chuẩn “Nhà giáo ưu tú” để xây dựng tiêu chuẩn theo 7 nhóm đối tượng. Cùng với đó, Nghị định 35/2024/NĐ-CP cũng cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình, thời gian, cụ thể hóa các tiêu chí theo hướng định lượng tiêu chuẩn, rút gọn chỉ còn 3 cấp hội đồng (cấp cơ sở, cấp Bộ/ban/ngành/tỉnh/đại học quốc gia, cấp Nhà nước)...

Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 20/5/2024. Nghị định gồm 5 chương và 19 điều, trong đó quy định rõ việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải bảo đảm nguyên tắc: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình (tác phẩm, công trình) về văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được đề nghị xét tặng một chuyên ngành về văn học, nghệ thuật.

Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả đã được tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật khác để đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật...

Điều kiện thành lập cụm công nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp có hiệu lực từ 1/5/2024; trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Cụ thể, Nghị định quy định thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;

Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha. về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bị phạt tiền từ 5 - 200 triệu đồng tùy thuộc vào các hành vi vi phạm.

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Nhà nước

Nghị định số 29/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực từ 1/5/2024.

Theo đó, Nghị định quy định tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý gồm: tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; tiêu chuẩn về trình độ; tiêu chuẩn về năng lực và uy tín; tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.

Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ, thuộc tổng cục và của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Hoàn thành Nghị định mới về cải cách tiền lương

Ngày 5/1, Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được ban hành. Trong đó, Chính phủ đã quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.

Liên quan đến chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Chính phủ giao Bộ Nội vụ hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong tháng 5/2024.

Đây là cơ sở để thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

9 loại hàng nguy hiểm

Có hiệu lực từ ngày 15/5/2024, Nghị định số 34/2024/NĐ-CP ngày 31/3/2024 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.

Nghị định 34/2024/NĐ-CP nêu rõ: Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại.

Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng

Nghị định 38/2024/NĐ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Đối với quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm, Nghị định quy định phạt tiền từ 70 - -90 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thủy sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi vi phạm quy định về quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị phạt từ 10-200 triệu đồng. Hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển bị phạt từ 50-200 triệu đồng.

Đối với vi phạm quy định về giống thủy sản, Nghị định quy định phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi vi phạm quy định về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị phạt tiền từ 2-50 triệu đồng. Nghị định có hiệu lực từ 20/5/2024.

Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động