Thứ năm 25/04/2024 08:30
Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Dự án thủy điện Nậm He Thượng 1, tỉnh Điện Biên:

Tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn đập, hồ chứa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Bộ xây dựng, Dự án (DA) thủy điện Nậm He Thượng 1, tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực đồi núi trải dài, địa hình phức tạp có độ dốc lớn với cao độ tại vị trí nghiên cứu thay đổi từ khoảng 600m đến hơn 900m. Do vậy, khi đầu tư xây dựng sẽ có nhiều tác động đến môi trường. Việc xây dựng công trình tại khu vực suối dốc, đồi núi cao tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn trong thi công xây dựng và vận hành về an toàn đập, hồ chứa…
DA thủy điện Nậm He Thượng 1 khi đầu tư xây dựng sẽ có nhiều tác động đến môi trường, tiề̀m ẩn nhiều rủi ro mất an toàn trong thi công xây dựng Ảnh minh họa
DA thủy điện Nậm He Thượng 1 khi đầu tư xây dựng sẽ có nhiều tác động đến môi trường, tiề̀m ẩn nhiều rủi ro mất an toàn trong thi công xây dựng. Ảnh minh họa

Cần có đánh giá tổng thể

DA thủy điện Nậm He Thượng 1 được đầu tư xây dựng tại xã Chà Tở, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. DA thuộc quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định số 792/QĐ-BCT ngày 5/3/2021 với công suất 6MW.

Tháng 10/2022, Bộ Xây dựng nhận được văn bản của Bộ Công thương về việc lấy ý kiến đối với Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch DA thủy điện Nậm He Thượng 1 gửi kèm Báo cáo điều chỉnh quy hoạch do Cty CP Tư vấn Sông Đà lập tháng 8/2022. Theo đó, DA đề xuất điều chỉnh quy hoạch với diện tích lưu vực đến tuyến đập 75,6km2; mực nước dâng bình thường 630m và 1.200m; cột nước lớn nhất 81,88m và quy mô công suất 5MW.

Ngày 23/11/2022, trong Văn bản số 5330 /BXD-HĐXD gửi tới Bộ Công thương, Bộ Xây dựng nêu quan điểm: “DA thủy điện Nậm He Thượng 1 được bố trí trên dòng suối Nậm He có diện tích lưu vực lớn, có nhiều núi cao, địa hình dốc từ Tây sang Đông, suối có độ dốc lớn. Cần có đánh giá tổng thể bậc thang các công trình thủy điện có liên quan thuộc lưu vực suối Nậm He nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong việc phát triển các DA thủy điện theo quy định; đồng thời cần bổ sung đánh giá sơ bộ về an toàn hồ, đập và an toàn các công trình có liên quan đến DA đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình khai thác, vận hành an toàn công trình và đảm bảo an sinh cho người dân hạ du khu vực DA.

DA vẫn còn thiếu thiết kế sơ bộ phương án dấu nối của dự án vào lưới điện khu vực (trạm biến áp và hệ thống cột điện lưới điện đấu nối), nhà quản lý vận hành...”.

Bộ Xây dựng yêu cầu: “Tại phần căn cứ pháp lý của DA, cần rà soát để cập nhật các văn bản pháp luật thay thế các văn bản đã hết hiệu lực như: Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường…

Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch cần rà soát để cập nhật, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn thay thế các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã hết hiệu lực…”.

DA sau điều chỉnh không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng	 Ảnh: K.H
DA sau điều chỉnh không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng. Ảnh: K.H

DA sau điều chỉnh không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng

Theo ông Nguyễn Chí Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng, cần bổ sung đánh giá tác động, dự báo tác động của DA tới các hoạt động kinh tế-xã hội trong quá trình vận hành công trình đặc biệt liên quan đến việc khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ nhu cầu an sinh của người dân khu vực hạ lưu. Đối với việc sử dụng đất của DA cần tuân thủ các quy định của Luật Đất đai, đảm bảo các quy định tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Văn bản của Bộ Xây dựng cho thấy: “DA thủy điện Nậm He Thượng 1, tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực đồi núi trải dài, địa hình phức tạp có độ dốc lớn với cao độ tại vị trí nghiên cứu thay đổi từ khoảng 600m đến hơn 900m. Do vậy, khi đầu tư xây dựng sẽ có nhiều tác động đến môi trường. Việc xây dựng công trình tại khu vực suối dốc, đồi núi cao tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn trong thi công xây dựng và vận hành về an toàn đập, hồ chứa, ổn định mái dốc, đào hầm, đặc biệt là biến đổi cực đoan của thời tiết trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Vì vậy, cần có phân tích, đánh giá về tính đặc thù nêu trên của DA làm cơ sở để đưa ra các giải pháp kỹ thuật sơ bộ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội của DA.

Về giấy phép xây dựng: Trong trường hợp công trình thủy điện Nậm He Thượng 1, tỉnh Điện Biên sau điều chỉnh không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng”...

Tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn trong thi công xây dựng?
Dự án thủy điện, xây dựng không đúng quy hoạch?
Đang thi công, chủ đầu tư “quay xe” xin điều chỉnh công suất
Khắc Hạnh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động