Thứ sáu 22/11/2024 16:02

Thừa phát lại giúp giải quyết thế chấp nhà 2 tầng nhưng thu hồi thành 5 tầng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong quá trình thế chấp tài sản với ngân hàng, nhiều người đã thay đổi hiện trạng sau khi thế chấp như xây dựng nhà trên đất, xây thêm tầng,... để rồi khi ngân hàng thu hồi nợ đã nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý và thừa phát lại có thể giúp giải quyết phần nào vấn đề này.
Thừa phát lại giúp giải quyết thế chấp nhà 2 tầng nhưng thu hồi thành 5 tầng
Ông Phạm Anh Dũng ký kết hợp đồng dịch vụ về việc tống đạt văn bản.

Hiện nay, người dân khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng thường thế chấp tài sản như: bất động sản, sổ đỏ, ô tô,... để đảm bảo khoản vay và vay được một khoản nhất định tại ngân hàng. Vấn đề phát sinh ngân hàng từng gặp là khi thế chấp tài sản được ghi nhận như nhà 2 tầng, đất trống. Tuy nhiên, trong quá trình sinh sống, làm việc, người có tài sản đã làm thay đổi hiện trạng sau khi thế chấp ngân hàng như khu đất trống được xây dựng thêm nhà, ngôi nhà cũ đang 2 tầng được cải tạo, sửa chữa và nâng lên thành 5 tầng,....

Điều không may, khi không có khả năng trả nợ, ngân hàng phải tiến hành các thủ tục thu hồi nợ xấu. Trong quá trình thu hồi nợ xấu, thừa phát lại sẽ đóng vai trò giúp ngân hàng xử lý triệt để nợ xấu.

Trao đổi với PV, ông Phạm Anh Dũng, Nguyên Trưởng văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, theo quy định, khi hết thời gian đáo nợ, ngân hàng sẽ gửi thông báo đến cho người vay và lúc này, thừa phát lại sẽ đi cùng ngân hàng để ghi nhận việc giữa người vay và ngân hàng về tài sản phát sinh sau thế chấp sẽ xử lý ra sao,... và khả năng thanh toán.

Nếu người vay không có khả năng trả nợ và đồng ý để ngân hàng xử lý tài sản trên đất thì hai bên sẽ giao kết thỏa thuận và thừa phát lại sẽ lập vi bằng chứng kiến ghi nhận về sự thỏa thuận của hai bên, người vay không có thắc mắc, khiếu kiện gì. Đây là bằng chứng để ngân hàng xử lý nợ xấu sau này.

Còn trường hợp nợ xấu bắt buộc, tức là chủ nhà không hợp tác, khóa cửa bỏ đi. Nếu ngân hàng đưa ra tòa khởi kiện thì sẽ bị kéo dài theo luật tố tụng vì sau khi xét xử sơ thẩm họ sẽ kháng cáo lên phúc thẩm. Hoặc đến khi thi hành án đương sự hợp tác hoặc không hợp tác hoặc có trường hợp không xác định được địa chỉ, vắng nhà không có thời hạn thì phải thông báo trong thời gian quy định trong tố tụng như trên cơ quan truyền thông đại chúng.

Thừa phát lại giúp giải quyết thế chấp nhà 2 tầng nhưng thu hồi thành 5 tầng
Ông Dũng hoàn thiện và ký vào vi bằng.

Nếu thừa phát lại tham gia vào quá trình này thì sẽ giúp việc ra thông báo ấn định thời gian nhất định người vay phải có mặt tại ngân hàng hoặc tại nhà để cùng ngân hàng xử lý nợ xấu. Nếu chủ nhà thỏa thuận với ngân hàng đồng ý, không có khiếu kiện gì cả thì thôi, hai bên đồng ý. Nếu thỏa thuận thì tốt còn nếu không thì ngân hàng có quyền khởi kiện ra tòa.

Về việc xử lý nhà trên đất và xây thêm tầng sau thời gian thế chấp, cán bộ ngân hàng cùng thừa phát lại đến nhà đang có nợ xấu để lập vi bằng hiện trạng và hợp đồng thế chấp trước đó. Sau đó, ngân hàng sẽ gửi thông báo đến cho khách hàng, nếu trong thời gian nhất định, người vay không đến đáo nợ thì ngân hàng có quyền khởi kiện hoặc có quyền thu hồi tài sản để phát mại.

Có 2 hình thức phát mại là phát mại do ngân hàng ký với trung tâm bán đấu giá mà theo yêu cầu, thỏa thuận của khách hàng và phát mại theo quyết định của bán án. Khi bản án có hiệu lực pháp luật, tài sản đã được kê biên thì ký hợp đồng với trung tâm thẩm định giá và trung tâm bán đấu giá.

Thừa phát lại giúp lập vi bằng ghi nhận việc người vay tiền đồng ý phát mại ngôi nhà 5 tầng và tài sản nằm trên đất, cam kết không khiếu kiện, ngân hàng được toàn quyền ký hợp đồng với trung tâm thẩm định giá và trung tâm bán đấu giá.

Bởi theo luật thi hành án, khi ngân hàng kê biên tài sản của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng. Khách hàng không có khả năng trả thì ngân hàng mới được kê biên. Kê biên xong tài sản thì phải thẩm định giá và thông báo cho khách hàng.

“Thừa phát lại ghi nhận việc hai bên giao kết thỏa thuận, nhất trí để ngân hàng mời trung tâm thẩm định giá, định giá các tài sản theo quy định của pháp luật và ký hợp đồng với trung tâm bán đấu giá. Nếu tiền còn thừa lại thì trả cho bên vay, nếu còn thiếu thì tiếp tục xác minh và kê biên tiếp các tài sản khác”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, hiện nay thừa phát lại vẫn chưa có Luật và ông mong muốn tiến tới xây dựng được luật để có hành lang pháp lý cho thừa phát lại hoạt động. Đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.

Ông Dũng cho rằng thừa phát lại là một tổ chức dịch vụ nằm trong hoạt động bổ trợ tư pháp nhưng được nhà nước giao nên vai trò của thừa phát lại trong việc phối hợp với ngân hàng thu hồi nợ xấu là giúp ngân hàng giải quyết những tồn đọng để ngân hàng tập trung kinh doanh đồng tiền phục vụ cho việc xây dựng đất nước chứ không sa lầy vào việc đi đòi nợ xấu và tránh được dư luận không tốt, “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Bài 1: Thừa phát lại góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Bài 1: Thừa phát lại góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Thời gian vừa qua, thừa phát lại đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động