Thứ sáu 22/11/2024 21:57
Hiểu về Thừa phát lại

Bài 1: Thừa phát lại góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian vừa qua, thừa phát lại đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sinh, trong quan hệ với cơ quan tổ chức và trong các quy trình tố tụng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
Thừa phát lại góp phần bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
Ông Dũng cho rằng, Thừa phát lại góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Trao đổi với PV, ông Phạm Anh Dũng, Nguyên Trưởng văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, sau thời gian chấm dứt thí điểm và đưa thừa phát lại vào hoạt động. Trong thời gian vừa qua, thừa phát lại đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sinh, quan hệ với cơ quan tổ chức và các quy trình tố tụng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.

Ông Dũng cho biết thêm, thừa phát lại được thực hiện các công việc như: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án và Viện kiểm sát hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Trong 4 công việc mà thừa phát lại được thực hiện thì hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có tầm quan trọng, giúp người dân chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thừa phát lại với nghiệp vụ tác nghiệp lập vi bằng để ghi nhận các sự kiện hành vi một cách khách quan đang diễn ra chính là 1 cơ chế đáng tin cậy giúp cá nhân, tổ chức tạo lập các nguồn chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh.

Với số lượng, chất lượng và tính chất đa dạng của vi bằng đã được lập trong thời gian vừa qua, có thể thấy và khẳng định thừa phát lại đang cung cấp loại hình dịch vụ đáp ứng được nhu cầu lớn của xã hội mà trước đó chưa có tổ chức, cơ quan nào cung cấp. Theo xu hướng, có thể khẳng định rằng hiện tại và tương lai đang rất cần dịch vụ lập vi bằng.

Lập vi bằng ngoài việc ghi nhận sự việc hành vi một cách khách quan còn có tác động phòng ngừa tranh chấp, hóa giải tranh chấp nếu đã xảy ra qua đó góp phần củng cố trật tự xã hội. Thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ ngay khi thừa phát lại được khách hàng yêu cầu lập vi bằng hoặc vi bằng vừa được lập thì bên yêu cầu lập vi bằng và bên liên quan đến sự việc đã chủ động, tự nguyện hòa giải giữa hai bên, không xảy ra tranh chấp, khiếu nại hay khởi kiện tại các cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài, cơ quan hành chính nhà nước).

Tổ chức và hoạt động thừa phát lại đã mở ra cho cá nhân, tổ chức cơ hội, khả năng lựa chọn các dịch phụ pháp lý nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Sự hiện diện của văn phòng thừa phát lại bên cạnh các cơ quan thi hành án dân sự của nhà nước đã tạo điều kiện để người dân có thêm lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân khi yêu cầu thi hành án hoặc yêu cầu xác minh về khả năng điều kiện thi hành án.

Đặc biệt là trong bối cảnh việc kiểm soát tài sản cá nhân còn nhiều bất cập như ở nước ta hiện nay, thừa phát lại góp phần hỗ trợ tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan nhà nước khác nâng cao hiệu quả công việc. Thừa phát lại thực sự đã và đang giảm tải công việc hành chính của cơ quan thi hành án dân sự và trực tiếp tổ chức thi hành án đối với bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật, tỉ lệ tiền phải trả không lớn, ít phức tạp. Từ đó, để cho các đơn vị tổ chức thi hành án tập trung thực hiện chức năng chính là xét xử và tổ chức thi hành các bản án liên quan đến kinh tế, tham nhũng, gây thiệt hại, thất thoát lớn về tài sản của nhà nước.

Theo ông Dũng, việc tái lập nghề thừa phát lại thu hút lao động có trình độ được đào tạo bài bản và là nghề thu nhập ổn định trong kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động thừa phát lại bước đầu đã tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý và là bước đầu tiên xã hội hóa hoạt động thi hành án theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chế định thừa phát lại sẽ bảo đảm môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo các giao dịch dân sự, kinh tế đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia các quan hệ này. Từ đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đẩy lùi các tiêu cực, tranh chấp, thay đổi trong quan hệ dân sự giữa công dân với công dân, công dân với tổ chức, tổ chức xã hội, tạo được lòng tin của người dân.

Vai trò của Thừa phát lại trong việc thu hồi nợ xấu ngân hàng Vai trò của Thừa phát lại trong việc thu hồi nợ xấu ngân hàng

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng văn phòng Thừa phát lại (TPL) Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, TPL là một công cụ hữu ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động