Thứ sáu 22/11/2024 15:23

Thiếu niên tràn dịch màng phổi, tinh hoàn do sốt xuất huyết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bị sốt đến ngày thứ 5 nhưng bé M.T, 14 tuổi mới được bố mẹ đưa vào bệnh viện khám. Lúc này, trẻ trong tình trạng tràn dịch nhiều cơ quan như ổ bụng, màng phổi, tinh hoàn. Kèm theo đó là tiểu cầu giảm, chảy máu mũi, chân răng...
Thiếu niên tràn dịch màng phổi, tinh hoàn do sốt xuất huyết
BS. Vũ Thị Mai, khoa Nhi-BV Thanh Nhàn (ảnh V.H)

BS. Vũ Thị Mai, khoa Nhi-BV Thanh Nhàn cho biết, hiện khoa đang điều trị cho khoảng 7 trường hợp bệnh nhi bị sốt xuất huyết, trong đó có nhiều tình trạng nặng.

Đó là 2 trường hợp bệnh nhi tuổi 13-14 bị nặng hơn so với độ tuổi nhỏ. Các bác sỹ tại khoa đã điều trị tích cực. Đáng chú ý là trường hợp bệnh nhi nam, 14 tuổi bị sốt ở nhà đã 5 ngày mới được gia đình đưa vào bệnh viện khám.

Bệnh nhi này vào viện trong tình trạng bị tràn dịch ổ bụng, màng phổi, tràn dịch tinh hoàn, sần nốt dày; tiểu cầu giảm thấp, có hiện tượng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen. Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhi đã tiến triển tốt và được chuyển xuống phòng chăm sóc bình thường.

Mặc dù bệnh sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà bởi bệnh có diễn biến theo chu kỳ và tự khỏi, tuy nhiên, các bác sỹ lưu ý: Các ca sốt xuất huyết nặng ở nhà chủ yếu do bố mẹ chủ quan. Khi thấy con hết sốt bố mẹ nghĩ khỏi bệnh rồi nhưng đó là giai đoạn giảm tiểu cầu, nguy hiểm.

Vì vậy, cần theo dõi tình trạng mệt của con. Nếu trẻ đau bụng, nhịp tim nhanh, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen thì phải đưa đến cơ sở y tế ngay. Đặc biệt, trong ngày thứ 4 của chu kỳ nên cho con đi xét nghiệm kiểm tra mức độ tiểu cầu để kịp thời có biện pháp chăm sóc.

"Chỉ số tiểu cầu ở mức bình thường là 140-150. Mức nguy hiểm là dưới 50, có xuất huyết một số nơi đưa trẻ phải vào viện ngay. Nhưng có thể tiểu cầu chưa giảm đến dưới 150 nhưng trẻ đã có xuất huyết thì vẫn nguy hiểm. Vậy nên để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết, khi trẻ sốt kéo dài đến ngày thứ 4 với các trường hợp thông thường thì nên cho con đi khám, còn với những trẻ mệt nhiều thì nên cho con đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh", BS. Mai khuyến cáo.

Trong chăm sóc trẻ khi mắc sốt cuất huyết, không nên cho trẻ kiêng tắm vì đấy là cơ hội để trẻ nhiễm bệnh khác như nấm. Kiêng ăn càng không nên vì không đủ năng lượng, sức khoẻ, chống lại bệnh tật cũng như để tiểu cầu không bị giảm quá.

Dinh dưỡng cho trẻ SXH khi sốt cần bổ sung nhiều nước kể cả khi hết sốt. Giai đoạn tiểu cầu đã giảm nên ăn đồ dễ tiêu, đồ ăn lỏng.

Tăng số ca mắc, tử vong do sốt xuất huyết

Theo thống kê của của Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế, trong tuần 37 cả nước ghi nhận 10.423 trường hợp mắc, 2 tử vong tại Đồng Nai, Lâm Đồng. So với tuần 36 số mắc tăng 6,6% (9.781/3), số nhập viện tăng 5,3% (7.723/3). Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 211.388 trường hợp mắc, 87 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (48.753/19) số mắc tăng 4,3 lần, tử vong tăng 68 trường hợp. Khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong ở mức cao. Khu vực miền Bắc tại Hà Nội đã ghi nhận sự gia tăng số mắc và đã có trường hợp tử vong.

Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cho thấy, trong tuần 37 toàn TP ghi nhận 760 ca mắc, 1 ca tử vong, số mắc tăng 38,9% so với tuần trước (547). Bệnh nhân ghi nhận tại 29 quận/huyện; trong đó bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận huyện như: Bắc Từ Liêm (58), Thanh Oai (58), Đống Đa (55), Đan Phượng (50), Hà Đông (50), Thường Tín (50), Thanh Trì (41), Nam Từ Liêm (37).

Cộng dồn năm 2022: 3.023 mắc, 4 tử vong; số mắc tăng gấp 4,5 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021 (668 mắc, 0 tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện; 395/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp virus Dengue lưu hành là DENV1 và DENV2, DENV4.

Trong tuần: ghi nhận thêm 44 ổ dịch mới tại: Đống Đa (7), Bắc Từ Liêm (6), Thanh Oai (6), Hà Đông (5), Hoàng Mai (4), Quốc Oai (3), Long Biên (3), Hai Bà Trưng (2), Thanh Trì (2), Tây Hồ (2), Thanh Xuân (1), Phú Xuyên (1), Gia Lâm (1), Hoài Đức (1).

Cộng dồn năm 2022: Đã ghi nhận 311 ổ dịch tại 28 quận, huyện. Hiện tại còn 118 ổ dịch đang hoạt động, tại 26 quận, huyện, trong đó 2 ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân: ổ dịch thôn Vực, Thanh Liệt, Thanh Trì (55), ổ dịch thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất (56).

Dấu hiệu nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn Dấu hiệu nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Do đó, nắm được dấu hiệu nhận biết ...

Hà Nội tích cực triển khai phòng, chống dịch sốt xuất huyết Hà Nội tích cực triển khai phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Ngay sau khi có chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết, Trung ...

Cứu sống 2 bệnh nhi bị viêm cơ tim, nguy cơ tử vong cao do sốt xuất huyết Cứu sống 2 bệnh nhi bị viêm cơ tim, nguy cơ tử vong cao do sốt xuất huyết

Các bác sỹ tại Trung tâm nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống thành công 2 bệnh nhi bị viêm cơ tim cấp, ...

Hà Nội: Xuất hiện thêm 22 ổ dịch sốt xuất huyết mới Hà Nội: Xuất hiện thêm 22 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 308 trường hợp mắc sốt ...

Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động