Thứ sáu 18/04/2025 20:18

Sản phẩm quà tặng phải mang thông điệp của Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong những ngày qua, Hà Nội đã tổ chức Lễ hội Quà tặng du lịch nhằm phát triển kinh tế du lịch, tăng sức hấp dẫn điểm đến. Sự kiện nhằm kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh Thủ đô - điểm du lịch hấp dẫn, an toàn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, không ít chuyên gia vẫn băn khoăn về câu chuyện: sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội nhiều nhưng vẫn thiếu thương hiệu mạnh, gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách.
Người dân tham quan một gian hàng tại Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2023.	Ảnh: TITC
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2023. Ảnh: TITC

Chưa phải là quà tặng du lịch đặc trưng

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2023 chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” khai mạc vào tối 3/11 tại không gian đi bộ - văn hóa phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sự kiện nhằm kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh Thủ đô - điểm du lịch hấp dẫn, an toàn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời thúc đẩy, hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề trong sản xuất sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch; kết nối làng nghề, đơn vị sản xuất quà tặng với đơn vị kinh doanh du lịch, góp phần phát triển kinh tế du lịch.

Không gian trưng bày và giới thiệu sản phẩm quà tặng có 70 gian hàng, bao gồm: Sản phẩm quà tặng của các làng nghề Hà Nội; sản phẩm quà tặng của DN sản xuất và kinh doanh quà tặng; triển lãm nghệ thuật thị giác bằng công nghệ 3D mapping, giới thiệu không gian trình diễn tương tác ánh sáng với những thiết bị công nghệ hiện đại; tiểu cảnh tôn vinh một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội như làng mây tre đan Phú Vinh, làng chuồn chuồn tre Thạch Xá, làng gốm Bát Tràng; triển lãm ảnh đẹp du lịch Hà Nội.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, xác định phát triển sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống là thế mạnh, những năm qua, TP đã chỉ đạo tập trung và triển khai các quy hoạch phát triển nghề và làng nghề nổi tiếng, kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2030; xây dựng các chương trình, đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch; triển khai chương trình OCOP. Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, xây dựng các sản phẩm hàng lưu niệm mang đặc trưng của từng làng nghề và điểm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn cho mỗi điểm đến Hà Nội.

Những lợi ích của việc phát triển du lịch làng nghề, phát triển sản phẩm nghề truyền thống thành những sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch không chỉ góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá, tạo nên giá trị tăng thêm cho một điểm đến du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích chi tiêu, tăng giá trị kinh tế mà còn góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 22/2/2022 về “phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045.

Mặc dù ngành du lịch Hà Nội đã có nhiều nỗ lực tôn vinh, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm quà tặng du lịch; xây dựng cầu nối giúp các nghệ nhân, làng nghề, DN du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh quà tặng và đơn vị thiết kế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy sự sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh của quà tặng du lịch Hà Nội trên thị trường.

Tuy nhiên, tại tọa đàm “Phát triển sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội năm 2023” trong khuôn khổ Lễ hội, chuyên gia đánh giá, nhiều điểm du lịch ở Hà Nội đang mang những sản phẩm thông thường ra bán cho du khách, chứ chưa phải là quà tặng du lịch đặc trưng, chưa truyền tải được thông điệp văn hóa hay bản sắc của Hà Nội.

Hà Nội phải có chiến lược rõ ràng về sản phẩm

Theo một số chuyên gia, nhiều năm qua các công ty du lịch không có nhiều lựa chọn khi tìm mua quà tặng cho khách nước ngoài. Khi đưa khách nước ngoài đến Hà Nội, các công ty du lịch thường phân vân giữa tặng đồ ẩm thực hay đồ lưu niệm. Nhắc về Hà Nội người ta thường nói đến bánh cốm, nhưng nhiều nơi bán nên công ty cũng không biết chọn mua ở đâu. Tặng khách nước ngoài cần sản phẩm gọn nhẹ, dễ vận chuyển nên công ty thường mua tranh sơn mài nhỏ, trên đó thể hiện đường nét của Hà Nội và gửi gắm thêm các câu chuyện.

Với mỗi nhóm đối tượng, du khách đến từ từng châu lục, quốc gia sẽ có nhu cầu khác nhau về mua quà. Nhưng tựu chung, họ đều muốn nghe những câu chuyện gắn với sản phẩm hoặc điểm đến. Nếu các điểm du lịch xây dựng được một câu chuyện văn hóa, dẫn dắt du khách tìm hiểu về sản phẩm thì cuối cùng khi đến cửa hàng, họ sẽ có xu hướng chọn mua một món quà lưu niệm mà họ đã hiểu được ý nghĩa và giá trị của chúng.

Đại diện làng nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ) cho hay, trên thực tế, tại một số làng nghề, điểm đến tại Hà Nội hiện nay vẫn chưa tìm ra phương án tối ưu trong phát triển sản phẩm quà tặng. Cùng với đó là có nhiều làng nghề thiếu không gian giới thiệu sản phẩm đến với du khách. Bởi, nghệ nhân thì chỉ chuyên tâm làm nghề, chứ dù rất muốn nhưng họ không có kinh nghiệm trong việc phát triển thương hiệu, phát triển ngôi làng thành điểm du lịch.

Bài học kinh nghiệm từ chia sẻ của đại diện thương hiệu “Vua dép lốp” lại cho ngành du lịch Hà Nội một góc nhìn khác. Đó là việc du khách nước ngoài rất hứng thú nghe kể chuyện tại làng nghề nhưng lại không mua hàng, có thể do chưa kịp cảm nhận được câu chuyện văn hóa hoặc sản phẩm không thực sự hữu dụng với họ. Ví dụ câu chuyện lịch sử của đôi dép cao su rất hay nhưng lại không bán được hàng. Sau này công ty quyết tâm sáng tạo, làm ra những đôi dép thuận tiện, thời trang hơn. Khi sản phẩm thực sự hữu ích thì du khách sẽ mua, số lượng sản phẩm bán ra tăng “chóng mặt”.

Ông Lê Bá Ngọc - Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho rằng, Hà Nội muốn phát triển lĩnh vực quà tặng du lịch thì phải xác định được sản phẩm nào bán cho ai, vì đối tượng khác nhau thì mẫu mã, thiết kế sẽ khác nhau. Hà Nội phải có chiến lược rõ ràng về sản phẩm, cũng như kênh bán hàng trực tiếp và trực tuyến. Tốt nhất là sản phẩm quà tặng phải mang thông điệp của Hà Nội.

Sau đó, xây dựng kênh bán trực tiếp tại các tuyến phố trung tâm, bán ngay tại làng nghề hoặc bán tại sân bay, trên máy bay. Kênh trực tuyến là xây dựng một sàn thương mại điện tử cho riêng quà tặng du lịch, giới thiệu để khách tìm hiểu, ngắm nghía trước sản phẩm và khi họ đến Hà Nội chỉ việc nhận hàng hoặc đến thẳng nơi bán.

Vĩnh Phúc: Để sản phẩm quà tặng du lịch ghi dấu ấn trong lòng du khách
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng và nỗ lực của Trung tâm Phục vụ hành chính công TP trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian qua. Trung tâm đã có nhiều sáng kiến, giải pháp trong hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP, góp phần không nhỏ trong công cuộc cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng của TP trong đánh giá chất lượng, phục vụ.
Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (TTCNVH) đề xuất một khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các TTCNVH, nơi kết nối giữa di sản văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có giá trị cao.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào

Sáng 17/4/2025, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 17/4/2025.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động