Thứ hai 25/11/2024 05:29
Xây dựng Nông thôn mới tại Hà Nội:

Quận - huyện là một thực thể không thể tách rời

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hiện nay, TP Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả khả quan, qua đó, giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng Nông thôn mới. Để có được kết quả trên, ngoài sự chỉ đạo sát sao từ các cấp chính quyền, còn phải kể đến sự vào cuộc hỗ trợ tích cực kịp thời từ các quận nội thành cho các huyện ngoại thành.
Trong những năm qua, công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đời sống người dân ngoại thành được cải thiện và nâng cao. Có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc tích cực các cấp, ngành còn phải kể để sự hỗ trợ về nguồn lực của các quận nội thành để các huyện, thị xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.(ảnh: Xã Nông thôn mới kiểu mẫu Liên Hà, huyện Đan Phượng)
Trong những năm qua, công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đời sống người dân ngoại thành được cải thiện và nâng cao. (Ảnh: Xã Nông thôn mới kiểu mẫu Liên Hà, huyện Đan Phượng)

Theo số liệu báo cáo, đến nay, TP Hà Nội có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong đó, 47 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 5 xã thuộc huyện Đan Phượng được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.

Nhờ có chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 3 huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm không còn hộ nghèo; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 0,29%.

Trong số 6 huyện chưa đạt chuẩn Nông thôn mới có Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 trình Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét, thẩm định; Các huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Ứng Hòa phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2021; Các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022.

Kết quả huy động nguồn lực, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới quý I/2022 là 30.820,142 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 1.204,727 tỷ đồng.

Đối với kết quả thực hiện chương trình OCOP, trong năm 2021 có 595 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP đánh giá, phân hạng đủ điều kiện trình UBND TP quyết định công nhận. Lũy kế từ năm 2019 đến nay, TP có 1.649 sản phẩm OCOP gồm: 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Hiện nay, TP Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả khả quan, qua đó, giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên để có được kết quả này ngoài sự chỉ đạo sát sao từ các cấp chính quyền, còn phải kể đến sự vào cuộc hỗ trợ tích cực kịp thời từ các quận nội thành cho các huyện ngoại thành.

Tính đến hết quý I/2022, có 9 quận thuộc TP đã hỗ trợ các huyện xây dựng Nông thôn mới với tổng kinh phí là 386,3 tỷ đồng. Trong đó, quận Tây Hồ đã bố trí hỗ trợ 5 huyện (Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Mê Linh, Phú Xuyên) với tổng kinh phí là 175,8 tỷ đồng, Quận Thanh Xuân (75 tỷ đồng); Quận Ba Đình (57 tỷ đồng); Quận Hoàn Kiếm (31,9 tỷ đồng)...

Hà Nội là một thực thể không thể tách rời giữa các quận - huyện, trong đó, người dân sống ở đô thị và người dân sống ở nông thôn đều có quyền được hưởng sự phát triển của Thủ đô. Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã mang lại bộ mặt mới cho đời sống sinh hoạt của người dân ở nông thôn, từ điện, đường, trường, trạm. Trong đó, thực hiện Chương trình 04 của Thành ủy, các quận có trách nhiệm, góp sức cùng các huyện xây dựng Nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách đời sống giữa quận và huyện.

Theo số liệu từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, nguồn vốn hỗ trợ của các quận đã tiếp thêm sức mạnh để các xã nghèo đủ lực hoàn thành xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, TP đã có 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới; có 47 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu...

Năm 2022, TP giao chỉ tiêu cho các địa phương có thêm 25 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy nhiên, các huyện, thị xã đã đăng ký thêm 58 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Bên cạnh nguồn vốn của TP, vốn của các huyện, rất cần sự tiếp tục chung sức của các quận.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, trong tiến trình đô thị hóa và triển khai xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, sự chung tay, chung sức của các quận với các huyện là hết sức cần thiết và mang nhiều ý nghĩa, tạo nên nét riêng của Hà Nội.

Nguồn vốn của TP và các quận hỗ trợ các huyện không chỉ làm thay đổi diện mạo các miền quê, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, mà còn thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nội đô và ngoại thành.

Xã nông thôn mới kiểu mẫu có ít nhất 1 mô hình thôn thông minh
Huyện nông thôn mới phải có tỉ lệ hài lòng của người dân đạt từ 90% trở lên
Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Ưu tiên hỗ trợ vốn cho các xã, huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động