Phần Lan quyết định không mua khí đốt Nga bằng đồng rúp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác nước châu Âu đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc nguồn cung khí đốt từ Nga. |
Thông tin này được đưa ra trong bối cánh tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga - Gazprom yêu cầu công ty năng lượng quốc doanh Phần Lan - Gasum đưa ra phản hồi trước ngày 20-5 về việc thanh toán bằng đồng rúp khi mua khí đốt của Nga.
Hiện tại, Phần Lan cũng như phần lớn các nước châu Âu có thể sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt từ Nga vào ngày 21-5.
Trong khi đó, các quan chức Phần Lan thừa nhận rằng nếu không có khí đốt của Nga, Phần Lan cần phải tìm kiếm các nguồn thay thế.
Liên mình châu Âu (EU) hiện đang đặt kỳ vọng vẽ lại được bản đồ năng lượng châu lục để giảm phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga.
Hiện một đường ống dẫn dầu mới sẽ đảm bảo lượng lớn khí đốt chảy giữa hai quốc gia để sản xuất điện, sưởi ấm hộ gia đình... Đường ống có tên “Kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgari” được thi công trong giai đoạn dịch Covid-19, đã hoàn thành trong tháng 4, được thử nghiệm đồng thời và dự kiến đi vào hoạt động thương mại từ tháng 6.
Đường ống “Kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgari” có trị giá 240 triệu euro sẽ vận chuyển 3 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm và có khả năng mở rộng lên 5 tỷ mét khối. Đường ống này được cấp tài chính từ Bulgari, Hy Lạp, EU, đồng thời nhận được ủng hộ chính trị mạnh mẽ của Mỹ và EU.
Nhiều quốc gia thành viên EU đã nỗ lực thay đổi nguồn năng lượng để tránh phụ thuộc vào Nga, từ việc quay trở lại với than đá hoặc mở rộng năng lượng xanh.
EU kỳ vọng giảm 2/3 sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt Nga trong năm nay sau đó hoàn toàn độc lập khỏi khí đốt, dầu mỏ Nga trong 5 năm tới nhờ các nguồn thay thế như gió, mặt trời…
Các doanh nghiệp EU được mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp | |
Giá năng lượng, thực phẩm sẽ tăng cao trong 3 năm tới | |
Đồng rúp Nga tăng lên mức cao kỷ lục |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại