Thứ sáu 22/11/2024 19:04

Nhiều trường ngoài công lập mở nhóm ngành đào tạo sức khỏe: Có băn khoăn chất lượng?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo đề án tuyển sinh của các trường ĐH năm 2021, có nhiều trường ngoài công lập mở ngành đào tạo sức khỏe. Cách đây nhiều năm, khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ xin mở ngành Y – Dược, đã có một cuộc tranh cãi lớn nổ ra. Còn hiện tại, câu hỏi về chất lượng của nhóm ngành này khi được mở ở nhiều trường tư có còn “nóng” như trước?

Trường tư mạnh dạn mở ngành

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở 8 ngành liên quan đến lĩnh vực sức khỏe trong năm nay gồm: y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em (điều dưỡng), kỹ thuật phục hồi chức năng, quản lý bệnh viện.

Trước đó, trường này đã mở ngành tuyển sinh, đào tạo các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng. Có thể thấy, số ngành sức khỏe của trường này thậm chí còn nhiều hơn những trường chuyên đào tạo y dược khác như Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch hay Trường ĐH Y dược Cần Thơ.

Trường ĐH Văn Lang sẽ tuyển mới ngành y khoa và y học cổ truyền. Như vậy, trường này sẽ tuyển sinh, đào tạo 6 ngành khối sức khỏe, trong đó bao gồm những ngành đã mở trước đó là răng hàm mặt, dược, kỹ thuật xét nghiệm y học và điều dưỡng.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng dự kiến mở mới 2 ngành khối sức khỏe là điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Hiện tại, khối ngành sức khỏe và sư phạm vẫn phải thực hiện tuyển sinh dựa vào quy định “điểm sàn” của Bộ GD&ĐT – để đảm vào chất lượng đầu vào và đó cũng là yếu tố ban đầu được xem là để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ngành này.

Lý giải về việc mở ngành đào tạo sức khỏe, nhiều cơ sở cho rằng: Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và nhân lực ngành này của Việt Nam còn thiếu và yếu.

Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên, bởi vì nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng trong nước sẽ thiếu khoảng hơn 50 nghìn người.

Nhiều trường ngoài công lập mở nhóm ngành đào tạo sức khỏe:  Có băn khoăn chất lượng?

Nhiều trường ngoài công lập mở ngành đào tạo sức khỏe đã làm cho những câu hỏi về đảm bảo chất lượng được liên tiếp đặt ra (Ảnh: Hiu.vn)

Điều kiện mở ngành và đảm bảo chất lượng ra sao?

Vì đặc thù nghề nghiệp, nên băn khoăn về đảm bảo chất lượng đối với ngành sức khỏe lúc nào cũng thường trực. Nhất là trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học cho các trường, trong đó có cả trường tư được mở ngành nếu đủ điều kiện để đảm bảo bình đẳng giữa các loại hình giáo dục.

Vậy điều kiện để mở ngành này là gì? Theo Bộ GD&ĐT, để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng như tiêu chí về giảng viên, cơ sở vật chất. Riêng với khối ngành sức khoẻ, ngoài các điều kiện mở ngành đã quy định các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe phải tuân thủ các quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành.

Theo đó, tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học đối với khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.

Để mở nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành của trường phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo.

Mỗi môn học phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng phù hợp với môn học giảng dạy. Cụ thể ngành Y đa khoa có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.

Bên cạnh đó, khối ngành Sức khỏe là một khối ngành đào tạo đặc thù, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã quy định Bộ GD&ĐT quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.

Với tất cả các hồ sơ mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế theo quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết sẽ thường xuyên thanh kiểm tra đột xuất và định kỳ về đào tạo, tuyển sinh, đảm bảo chất lượng và điều kiện duy trì ngành đào tạo. Với những ngành không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng, duy trì ngành đã mở sẽ được thông báo để rà soát, bổ sung. Quá thời hạn, cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.

Khối ngành sức khỏe - Ngành Khối ngành sức khỏe - Ngành "hot" trong xã hội phát triển

Khi xã hội phát triển, đời sống con người tốt hơn thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được quan tâm và chú trọng. ...

Có thêm yêu cầu nếu thí sinh đăng ký vào khối ngành sức khỏe Có thêm yêu cầu nếu thí sinh đăng ký vào khối ngành sức khỏe

Trong Quy chế tuyển sinh năm 2019 ngoài khối ngành sư phạm thì 12 ngành thuộc khối sức khỏe, thí sinh cũng phải đạt ngưỡng ...

Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2017/NĐ-CPquy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Về việc trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ được đào tạo ngành Y – Dược: Về việc trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ được đào tạo ngành Y – Dược:

(PL&XH) - Liên quan đến việc trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội mở ngành đạo tạo Y đa khoa và Dược sĩ ...

Phan Thủy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động