Người tham gia giao thông thêm lựa chọn thú vị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐoàn tàu metro Nhổn-ga Hà Nội được thiết kế mới nhất theo tiêu chuẩn châu Âu |
Ngày 28/11, 8 đoàn toàn chạy thử đã lăn bánh trên tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Đây là chương trình tàu chạy thử của giai đoạn 1 từ 9h đến 19h, thứ 2-6 hàng tuần với tối thiểu là 4 đoàn tàu và tối đa là 8 đoàn tàu.
Giai đoạn đầu bao gồm vận hành hệ thống trong thời gian tối thiểu là 5 ngày để đo lường hiệu suất. Nếu tính khả dụng của hệ thống đạt dưới 98%, thời gian chạy thử có thể kéo dài tới 6 tuần.
Trong kế hoạch chạy thử tàu lần này, đơn vị vận hành sẽ cho tàu chạy từ nhà ga Nhổn đến nhà ga trường ĐH GTVT. Tuyến đường sắt tàu chạy thử là 12,5km với thời gian dự kiến là 16 phút và ở mỗi ga sẽ dừng 2 giây và có tổng cộng là 8 ga.
Quá trình chạy thử, đơn vị chức năng sẽ đánh giá cụ thể hiệu suất của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội trên cao. Hiệu suất được đo đạc hàng ngày qua hệ thống ATS. Các cuộc họp hàng ngày sẽ diễn ra từ 19h để tóm tắt và báo cáo về hiệu suất của ngày đó. Nếu mục tiêu về tính khả dụng không đạt được trong 5 ngày liên tiếp. Chạy thử tàu sẽ được kéo dài cho tới khi đạt mục tiêu.
Trong giai đoạn thứ 2, BQL đường sắt đô thị Hà Nội và cơ quan chuyên môn đưa ra 5 kịch bản giả định tàu gặp sự cố bao gồm: Mất điện kéo trên toàn bộ, mất điện kéo ở một đoạn trên tuyến, mất nguồn cấp điện phụ trợ, phát hiện cháy tại một ga và tàu cứu hộ trên tuyến chính. 5 kịch bản này được tiến hành khi đạt được hiệu suất RAM và có sự tham gia của các nhà thầu. Đồng thời, việc chạy thử kết thúc khi tất cả các thử nghiệm đều đạt.
Trước khi bắt đầu chạy thử, đơn vị phụ trách đảm bảo tất cả điều kiện tiên quyết đều đạt được. Trong đó, các quy trình, thử nghiệm tích hợp tĩnh và động đều gần như hoàn thiện.
Quá trình chạy thử, BQL yêu cầu có sự tham gia của nhân sự thuộc đơn vị vận hành trong tương lai để bắt đầu chuyển giao kiến thức. Trong đó, Cty HMC cần cung cấp ít nhất 15 lái tàu, 5 nhân viên và 2 quản lý.
Đến khi đi vào hoạt động chính thức, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao dài 12,5km (bắt đầu từ ga Nhổn đến khu vực trước cổng trường ĐH GTVT), đoạn đi ngầm dài 4km, từ đầu đường Kim Mã đến ga Hà Nội. Dự kiến vào giữa hoặc cuối năm 2023, sẽ bắt đầu đào đoạn đi ngầm của tuyến đường sắt.
Sau khi vận hành, tuyến đường có tốc độ khai thác thương mại 35 km/h, với 8 đoàn tàu cùng hoạt động, một đoàn tàu dự bị phục vụ giờ cao điểm và một đoàn tàu cứu hộ.
Vào đầu tháng 9, UBND TP Hà Nội đề xuất HĐND TP xem xét phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án metro Nhổn - ga Hà Nội, đồng thời, đề xuất tăng từ 32.910 tỷ đồng lên 34.826 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.900 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung cho phần tăng thêm sử dụng từ ngân sách Nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trước đó đầu năm 2022, đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội đã chính thức lăn bánh để bước đến giai đoạn thử nghiệm liên động vào sáng 22/1.
BQL đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, sau khi được đưa về depot Nhổn vào 20/10/2020, đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đã trải qua giai đoạn thử nghiệm tĩnh tại depot dưới sự đánh giá của nhà thầu, tư vấn giám sát và chủ đầu tư.
Sáng 22/1, đoàn tàu đã chính thức lăn bánh, chạy thử gần 10km từ depot Nhổn đến ga S5 (khu vực Nhà hát Quân đội) rồi về đỗ ở ga S1 (đối diện trường ĐH Công nghiệp Hà Nội).
Đoàn tàu đầu tiên lăn bánh, vận hành không tải do lái tàu Mustapha Mdjkoune thuộc Cty Alstom - nhà sản xuất đoàn tàu - điều khiển. Ông Mdjkoune cho biết, trước khi được đưa về Việt Nam, đoàn tàu đã trải qua những quá trình thử nghiệm khắt khe nhất ở Pháp.
Đoàn tàu sử dụng sức kéo điện, dòng điện một chiều 750VDC cấp điện bằng ray thứ ba. Khác với dạng cấp điện bằng đường dây trên cao treo bởi hệ thống cột/tháp dọc đường ray hoặc gắn với các kết cấu đường sắt khác, cấp điện bằng ray thứ 3 đem lại cả tính hiệu quả và mỹ quan cho đô thị. Tàu sẽ lấy điện từ ray thứ 3 bằng một thanh truyền gọi là "chân tiếp xúc" để có thể lăn bánh.
Đoàn tàu metro Nhổn-ga Hà Nội được thiết kế mới nhất theo tiêu chuẩn châu Âu, sản xuất bởi Cty Alstom tại Pháp với thân tàu bằng hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao và được nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam. Tàu được sơn ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng với biểu tượng Khuê Văn Các tạo nên một dấu ấn riêng của Hà Nội.
Nỗi lo của người tham gia giao thông! | |
Giúp học sinh có trách nhiệm, ý thức hơn khi tham gia giao thông | |
Thông tin lựa chọn nhà thầu sẽ được công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại