Thứ ba 30/04/2024 05:37

Người dân có quyền khai thác “kho báu” hay không?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên quan đến vụ việc một người đàn ông ở Bạc Liêu có đơn đến cơ quan chức năng xin khai thác “kho báu” trên sông Cà Ty, các chuyên gia luật cho biết, trong các văn bản pháp luật không có quy định về “kho báu” mà chỉ có khái niệm và quy định về việc khai thác vật vô chủ bị chìm đắm, chôn giấu.
Sông Cà Ty, đoạn qua TP Phan Thiết, nơi công dân có đơn xin khai thác “kho báu”. Ảnh: B.T
Sông Cà Ty, đoạn qua TP Phan Thiết, nơi công dân có đơn xin khai thác “kho báu”. Ảnh: B.T

Làm đơn xin được khai thác “kho báu”

Mời đây, ông H.P.T ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã làm đơn gửi cơ quan chức năng về việc xin khai thác “kho báu”. Trong đơn, ông T trình bày, ông tổ của ông đã phát hiện quân đội Nhật chôn giấu khoảng 3 tấn vàng và vật quý dưới dòng sông Cà Ty (đoạn qua TP Phan Thiết) hàng trăm năm trước. Do thời gian quá dài, tư liệu, hình ảnh không còn mà chỉ truyền miệng đến đời ông. Bây giờ, ông T đã xác định được địa điểm nên làm đơn xin khai thác.

Nếu được cho phép, thời gian dự kiến khai thác từ 1/5 - 10/5 hoặc từ ngày 10/2/2025 đến 20/2/2025. Ông T khẳng định sẽ phối hợp với 3 công ty xây dựng để khai thác và tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Ông T đề nghị chính quyền địa phương cử 10 cán bộ CA bảo vệ an toàn trong thời gian khai thác và cử cán bộ tài chính kiểm kê tài sản sau khi khai thác được để đưa tài sản về kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, ông T cũng yêu cầu tỉnh Bình Thuận cử 2 cán bộ có kinh nghiệm để xử lý chất nổ, nếu phát hiện chất nổ và tất cả chi phí đều do ông bỏ ra. Phương án khai thác của ông T sẽ bao gồm sà lan, xe đào và công nhân trục vớt.

Về việc này, UBND tỉnh Bình Thuận cũng xác nhận, đây là lần thứ 3 ông T gửi đơn đề nghị vấn đề này. Trước đó, ông T đã 2 lần gửi đơn đến UBND TP Phan Thiết và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận xin khai thác vật quý. Vào cuối năm 2023, ông T cũng đã gửi đơn đến UBND TP Phan Thiết đề nghị được khai thác “kho báu” 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty. Khi đó, UBND TP Phan Thiết có văn bản trả lời, việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết và hướng dẫn ông T gửi đơn đến Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bình Thuận.

Quy định về xin khai thác vật vô chủ bị chìm đắm, chôn giấu

Vậy việc xin khai thác “kho báu” của ông T có được phép hay không, theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, trong các văn bản pháp luật không có quy định về “kho báu”. Với trường hợp của ông T, có thể hiểu đó là trường hợp xin khai thác vật vô chủ bị chìm đắm, chôn giấu. Về nội dung này, tại Nghị định Nghị định 29/2018/NĐ-CP cũng có quy định.

Theo đó, tại khoản 1, Điều 21 quy định: tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan, người có thẩm quyền để các đơn vị này có hướng xử lý.

Thẩm quyền giao và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo Điều 22 của Nghị định này sẽ thuộc các đơn vị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Quốc phòng; Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm… tùy theo những hạng mục tài sản tương ứng.

Nội dung phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định tại Điều 23. Các nội dung sẽ gồm: sẽ gồm địa điểm, thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc, phương tiện và biện pháp thăm dò, biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thăm dò, biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ, phương tiện và biện pháp khai quật, biện pháp bảo đảm an toàn; căn cứ tổ chức việc khai quật, trục vớt; kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm (nếu có); thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc; phương tiện và biện pháp khai quật, trục vớt…

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân tổ chức thăm dò, khai quật, trục với tài sản bị chôn, giấy, bị vùi lấp, theo Điều 24 của Nghị định này phải đảm bảo các điều kiện sau: có chức năng thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản theo quy định của pháp luật; có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản; có đội ngũ nhân viên, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, khai quật, trục vớt đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp của ông T, nếu như có đủ căn cứ xác định “kho báu” là có thật, ông T sẽ được chi thưởng theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.

“Như thế, mức chi thưởng như thế nào sẽ do các cơ quan chức năng quyết định căn cứ vào quy định của luật chứ không phải ông T có thể tự ý nghĩ ra” – luật sư Nguyễn Tiến Hùng cho biết.

Bộ Công an cảnh báo dấu hiệu lừa đảo từ các dự án khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”
Công an Hải Phòng cảnh báo chiêu lừa khai thác "kho báu nghìn tỷ"
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động