Nghệ An: Tăng cường truyền thông phòng chống mua bán người vào trường học
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐối tượng Lô Văn Đức (xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn) vừa bị Công an Nghệ An bắt giữ thành công trong chuyên án đấu tranh về hành vi mua bán người xảy ra tại huyện Kỳ Sơn. |
Bên cạnh đó, các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người được giải quyết và truy tố; 90% số mua bán người được giải quyết, xét xử vụ án.
Quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về phòng, chống tội phạm mua bán người, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác phòng, chống mua bán người. Phát huy vai trò “nêu gương”, tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mua bán người...
Kế hoạch này cũng xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, “bảo vệ quyền con người”, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Duy trì các hoạt động liên ngành phòng, chống mua bán người: Hội nghị, hội thảo, tổ chức kiểm tra, khảo sát, sơ, tổng kết, giao ban định kỳ..., kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người. Tổng kết chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người.
Truyền thông mạnh mẽ về nội dung phòng chống mua bán người vào các cơ sở giáo dục, trường học là một trong những biện pháp góp phần tăng hiệu quả trong công tác đấu tranh, ngăn ngừa, xử lý hành vi mua bán người. Ảnh minh họa: TL |
Sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống mua bán người trong các cơ sở giáo dục; đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các chương trình giáo dục công dân, giáo dục ngoại khóa của các cấp học, ngành học, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xã, các trường dân tộc nội trú, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng, chống mua bán người hướng đến cơ sở và các đối tượng có nguy cơ cao là nạn nhân của tội phạm mua bán người; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người với phòng, chống tội phạm, phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS.
Sẽ tổ chức mít tinh và các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” phù hợp với thông điệp quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2023.
Tăng cường tổ chức truyền thông tại cộng đồng. Nghiên cứu ứng dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người; tuyên truyền về công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, lấy nạn nhân làm trung tâm; xây dựng các tài liệu hướng dẫn, phóng sự, tờ rơi về hỗ trợ nạn nhân...
Bắt đối tượng lừa bán người khác sang nước ngoài | |
Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống mua bán người | |
Tìm việc làm trên mạng xã hội, thiếu nữ bị lừa bán vào quán karaoke |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại