Thứ bảy 27/04/2024 14:12
Nhiều người sập bẫy vì chiêu trò “dịch vụ tâm linh” trực tuyến:

Kỳ cuối: cần xử lý nghiêm hoạt động “mê tín dị đoan” để trục lợi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc lợi dụng yếu tố tâm linh, sự mê tín dị đoan để trục lợi đang ngày càng nở rộ trên không gian mạng. Thế nên, điều cần thiết là chúng ta cần trang bị kiến thức, không tin vào các hoạt động mê tín dị đoan nếu không muốn trở thành nạn nhân.
Kỳ cuối: cần xử lý nghiêm hoạt động “mê tín dị đoan” để trục lợi

Các vật phẩm tâm linh được bày bán công khai. Ảnh: Vương Yến

Nên kiểm tra và xử phạt đối với tài khoản Manip Magic World

Trong 2 kỳ trước, Ấn phẩm Pháp luật & Xã hội có đăng tải nội dung phản ánh việc các đối tượng lợi dụng mạng xã hội như facebook, tiktok, Instagram, zalo… dưới tên @Manip Magic World để lợi dụng yếu tố tâm linh, bán các vật phẩm thu hút tài lộc với mục đích lừa đảo người dùng.

Việc các tài khoản mạng xã hội mang tên @Manip Magic World làm các clip tâm linh và mở bán các vật phẩm này trên sàn thương mại điện tử là một việc làm có mục đích nhằm buôn bán các vật phẩm tâm linh để trục lợi. Không chỉ vậy, các clip mà tài khoản này đăng tải đều mang yếu tố tâm linh, cổ xúy cho việc mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục cũng như quy định của pháp luật Việt Nam.

Thế nên, với các bằng chứng mà PV đã nêu ra trong 2 kỳ trước, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng tâm linh, truyền bá mê tín dị đoan để lừa đảo, gây bất ổn xã hội.

Trên thực tế, pháp luật đã có quy định rất rõ về việc xử phạt những vấn đề mang yếu tố tâm linh, truyền bá mê tín dị đoan. Cụ thể, căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện vi phạm sau đây:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nêu rõ, biện pháp khắc phục hậu quả: buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Không chỉ vậy, hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

- Làm chết người;

- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, việc bán các vật phẩm phong thủy của tài khoản @Manip Magic World có dấu hiệu về việc bán hàng không rõ nguồn gốc, không nhãn mác.

Kỳ cuối: cần xử lý nghiêm hoạt động “mê tín dị đoan” để trục lợi

Tất cả đều mang yếu tố tâm linh đầy mê tín dị đoan. Ảnh: Vương Yến

Để xác minh hành vi này, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần kiểm tra gian hàng Manip Magic World trên sàn thương mại điện tử Shopee, qua đó có thể ngăn chặn việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng truyền bá mê tín dị đoan (nếu có)… Đó vừa là cơ sở xử phạt, vừa là việc cảnh bảo để người dùng mạng xã hội không trở thành nạn nhân của tài khoản này.

Cẩn trọng để không bị trục lợi

Việc lợi dụng yếu tố tâm linh hiện đang như “nấm mọc sau mưa” trên không gian mạng. Từ facebook, zalo, tiktok, instagram… đâu đâu cũng xuất hiện các tài khoản chuyên về tâm linh với nhiều lời dẫn dụ khiến người dùng dễ sập bẫy.

Có thể thấy rằng, chỉ cần lướt một vòng trên mạng xã hội, người dùng sẽ thấy đầy những lời quảng cáo liên quan đến tâm linh từ bùa ngải như: nuôi búp bê kumathong, thỉnh bùa Thái Lan, ngải yêu… cho đến các hình thức xem bói, chấm tử vi online liên quan đến tình duyên, công danh, gia đạo… tất cả đều thu hút rất đông người dùng mạng xã hội vào bình luận và chia sẻ với nhau.

Thời gian qua, dù cơ quan chức năng cũng như các phương tiện truyền thông đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về vấn nạn lợi dụng yếu tố tâm linh để trục lợi, lừa đảo. Tuy nhiên, nhiều người vì tò mò, vì thất bại trong cuộc sống, hôn nhân, làm ăn thua lỗ… không có chỗ để chia sẻ nên tìm đến với các yếu tố tâm linh như là một chỗ “bấu víu” hoặc bị mê hoặc bởi những lời đường mật, từ đó trở thành nạn nhân lúc nào không hay.

Dẫu biết rằng, tín ngưỡng là niềm tin thiêng liêng của con người gửi gắm vào thần thánh, vào những biểu tượng thần bí mà các cộng đồng nhân loại sáng tạo ra trong cuộc sống của mình. Nhưng các đối tượng xấu lại lợi dụng cái truyền thống tốt đẹp đó để cổ xúy mê tín dị đoan nhằm lừa đảo. Thế nên, mỗi người chúng ta cần phải tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo này.

Trước tình trạng mê tín dị đoan lan tràn đặc biệt trên không gian mạng, thời gian qua các cơ quan chức năng liên quan đã vào cuộc và ngăn chặn kịp thời và thành công nhiều hoạt động, hành vi cổ xúy mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng buôn thần, bán thánh, phát ngôn nhảm nhí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục…

Không chỉ vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian qua đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như tikTok, facebook… ngăn chặn, gỡ bỏ những video, clip có nội dung vi phạm. Bộ cũng đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt để chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan, kinh doanh tâm linh.

Cùng với việc xử phạt, mỗi người chúng ta khi dùng mạng xã hội cần tỉnh táo trước các chiêu trò bói toán, mê tín dị đoan, không sa đà vào bói toán có thể dẫn đến hệ lụy khôn lường.

Trao đổi về việc bán vật phẩm tâm linh có yếu tố mê tín dị đoan, luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: “Người hành nghề và bị phát hiện đối với "Hành vi mê tín dị đoan" sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 38/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo".

Đối với những người tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội sẽ bị phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 38/2021 của Chính phủ.

Khi phát hiện sự việc nghiêm trọng và nguy hiểm đến trật tự an toàn xã hội thì các đối tượng hành nghề mê tín dị đoan có thể bị xử lý bằng luật hình sự. Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 1/1/2018) nêu rõ:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh hành nghề mê tín dị đoan là: tội phạm xâm phạm đến trật tự xã hội, và nếp sống văn minh, lành mạnh của Nhà nước. Chủ thể: chủ thể của tội phạm là chủ thể thường, là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định.

Mặt khách quan: tội phạm có một trong các hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.

Bói toán. Đây là hành vi đoán, phán chỉ về hiện tại, quá khứ và tương lai của người khác, chỉ dựa trên sự đoán mò theo kinh nghiệm về tâm lí con người mà không có cơ sở khoa học.

Các hình thức mê tín dị đoan khác có thể là các hành vi yểm bùa, cúng trừ tà ma.

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan: tội hành nghề mê tín, dị đoan được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích nhằm thu lợi bất chính cho bản thân người thực hiện hành vi vi phạm.

- Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội:

Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: người phạm tội có thể bị phạt tù

Kỳ 2: công khai bán các vật phẩm tâm linh “mê tín dị đoan”? Kỳ 2: công khai bán các vật phẩm tâm linh “mê tín dị đoan”?
Kỳ 1: Miếng mồi nhử… từ vận may hút tài lộc Kỳ 1: Miếng mồi nhử… từ vận may hút tài lộc
Mộc Miên - Vương Yến
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động