Thứ sáu 19/04/2024 10:30
Hà Nội chú trọng phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị thông minh:

Kỳ 1: Cảnh quan đô thị được cải thiện nhiều, đường phố phong quang

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các tuyến đường phố Thủ đô sau khi hoàn thành hạ ngầm, cắt hạ dây cáp, cột cũ, cảnh quan đô thị được cải thiện rất nhiều, đường phố phong quang, khang trang, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn phòng chống cháy nổ và được nhân dân đồng tình ủng hộ…
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, phát triển đô thị bền vững, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị trong đó có xây dựng các công trình ngầm đô thị sử dụng chung và nâng cao chất lượng dịch vụ công ích đô thị góp phần xây dựng cảnh quan thành phố ngày càng sáng, xanh, sạch, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Nội.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, phát triển đô thị bền vững, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị trong đó có xây dựng các công trình ngầm đô thị sử dụng chung và nâng cao chất lượng dịch vụ công ích đô thị góp phần xây dựng cảnh quan thành phố ngày càng sáng, xanh, sạch, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Nội.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trước năm 2016, các tuyến đường dây điện lực, cáp viễn thông chủ yếu treo tự phát trên các cột gây mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo trong quản lý vận hành; nhiều đường dây, cáp không còn sử dụng nhưng không tháo bỏ, cáp dự phòng treo cả cuộn trên cột gây phản cảm, mất an toàn và nhiều đường dây, cáp treo tùy tiện, không không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đã đầu tư xây dựng một số tuyến cống, bể (chủ yếu của Viễn thông Hà Nội) nhưng chỉ ngầm hóa được các tuyến cáp trục, còn cáp thuê bao đến các hộ dân vẫn treo nổi.

Để chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND TP đã giao cho các Sở, ngành triển khai 29 dự án chỉnh trang các tuyến phố, trong đó chỉnh trang hạ tầng đồng bộ hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi; kết quả tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại trên một số tuyến phố chính và giao cho UBND các quận thực hiện chỉnh trang đô thị kết hợp với dự án hạ ngầm, sắp xếp đường dây, cáp đi nổi trên các tuyến phố; kết quả cảnh quan đô thị bước đầu được cải thiện.

Đến năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung tại 175 đường, phố (xây dựng mới và chỉnh trang trong giai đoạn này) và giao cho 03 doanh nghiệp (Mobifone, FPT, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Xây dựng đô thị Hà Nội) quản lý, duy trì và thu hồi vốn đầu tư (theo chỉ đạo của UBND TP tại Công văn số 2961/UBND-ĐT ngày 20-6-2017).

Từ năm 2016 đến năm 2020, trên cơ sở đề xuất của liên Sở: Xây dựng - Thông tin và Truyền thông, UBND TP đã ban hành 08 văn bản chấp thuận danh mục 255 tuyến (tương đương 362 đường, phố) triển khai hạ ngầm theo hình thức xã hội hóa, với chiều dài trên 230km tại địa bàn 12 quận nội thành.

Đến tháng 6-2021 đã hoàn thành 186/255 tuyến phố (gồm 5 đợt; trong đó VNPT Hà Nội hoàn thành 56/58 tuyến, Vietel hoàn thành 42/68 tuyến, Mobifone 12/13 tuyến (chỉ tham gia hết đợt 3); Công ty FPT 44/60 tuyến; Công ty CMC 06/10 tuyến; Công ty xây dựng đô thị Hà Nội 24/46; trong đó, có 23 tuyến / 65 phố cổ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm). Đã cắt dây, hạ cột tại 144/184 tuyến hoàn thành; đang thi công 11 tuyến; 50 tuyến phố đang triển khai các bước chuẩn bị thi công; 10 tuyến xin tạm dừng thi công (do vướng mặt bằng thi công và chờ thực hiện cùng dự án mở rộng đường).

Các doanh nghiệp viễn thông mới bố trí kinh phí triển khai hạ ngầm (5 đợt) với giá trị khoảng 870 tỷ/3.000 tỷ đồng (tương đương 29% giá trị 06 doanh nghiệp viễn thông cam kết).

Theo Sở Xây dựng Hà Nội,công tác hạ ngầm trong năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các Sở, ngành, các doanh nghiệp điện lực, viễn thông đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND TP, phối hợp kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại hiện trường, kiến nghị đề xuất của các nhà đầu tư và đơn vị thi công.

Ông Nguyễn Thế Công, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến nay, 04 quận nội thành cũ đã cơ bản hoàn thành, trong đó có 23 tuyến phố (gồm 65 phố cổ) địa bàn quận Hoàn Kiếm; cắt hạ gần 5000 cột treo cáp điện lực, viễn thông.

“Các tuyến đường phố sau khi hoàn thành hạ ngầm, cắt hạ dây cáp, cột cũ, cảnh quan đô thị được cải thiện rất nhiều, đường phố phong quang, khang trang, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn phòng chống cháy nổ và được nhân nhân đồng tình ủng hộ; đảm bảo nâng cao độ ổn định cung cấp điện, giảm số vụ sự cố điện do các nguyên nhân khách quan gây ra”, ông Nguyễn Thế Công nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Thế Công, công tác cấp phép đào hè đường được tập trung một đầu mối (do Sở GTVT cấp 1 giấy phép), được đơn giản, rút ngắn thời gian và rút gọn hồ sơ. Sự ủng hộ và tham gia kịp thời của các cấp chính quyến địa phương trong việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các công trình hạ ngầm.

Đối với các tuyến phố hạ ngầm đồng bộ điện lực, viễn thông, các doanh nghiệp đã phối hợp với nhau lập biện pháp thi công chung, đồng bộ (chỉ cấp 01 giấy phép cho Điện lực) đã tránh được trường hợp đào đi, đào lại; tiết kiệm kinh phí, rút ngắn được thời gian thi công, hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt nhân dân và cảnh quan môi trường.

Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động