Khu vực Đông Nam Á đối mặt với tình trạng già hóa dân số
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTình trạng già hóa dân số tại Đông Nam Á đang trở thành mối lo với phát triển kinh tế của khu vực. (Ảnh: ADB) |
Theo đó, lợi tức dân số, một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đã giúp khu vực Đông Nam Á phát triển. Tuy nhiên, mạng lưới an sinh xã hội vẫn chưa đáp ứng đầy đủ ở nhiều quốc gia. Chỉ có 25% tổng dân số trong độ tuổi lao động được hưởng lợi từ lương hưu, mặc dù nhiều quốc gia có độ tuổi nghỉ hưu sớm.
Tình trạng thiếu lao động cũng là một vấn đề cấp bách ở Đông Nam Á, nó mang tính chất cơ cấu và có thể kéo dài. Theo dự báo của Liên Hợp quốc, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động sẽ đạt đỉnh 68% ở 11 quốc gia trong khu vực vào năm 2023. Sự già hóa trong xã hội cũng đang diễn ra, với tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng lên 14% vào năm 2043.
Tốc độ già hóa khác nhau giữa các quốc gia, với Singapore có độ tuổi trung bình tăng lên 41,5 ngang bằng với Nhật Bản và các nước lớn ở châu Âu, trong khi Philippines vẫn ở mức thấp là 29,3. Tình trạng già xã hội hóa đặt ra thách thức lớn, đặc biệt là khi nhiều quốc gia chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này.
Nhà phân tích Shotaro Kumagai cho biết: "Các nước Đông Nam Á chậm trong việc kết hợp bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng và các chương trình khác cho người già và họ có thể phải đối mặt với áp lực tài chính lớn trong tương lai."
Mặc dù môi trường già hóa xã hội là không thể tránh khỏi, nhiều quốc gia Đông Nam Á cần phải nhanh chóng chuẩn bị cho thách thức này. Chi tiêu cho an sinh xã hội tăng lên khi cố gắng củng cố mạng lưới an toàn xã hội, làm tăng gánh nặng tài chính đối với chính phủ và gia đình.
Với tình trạng già hóa xã hội, nhiều quốc gia Đông Nam Á sẽ đối mặt với thách thức trong việc duy trì nguồn cung lao động cung cấp cho các quốc gia như Nhật Bản. Việt Nam và Philippines, là 2 đối tác chính cung cấp lao động nước ngoài cho Nhật Bản, có thể phải đối mặt với những khó khăn trong cung cấp lao động nếu xu hướng giảm sút lực lượng lao động tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Nếu các quốc gia ở Đông Nam Á bị cản trở bởi lực lượng lao động giảm sút thì có rất ít hy vọng rằng khu vực này sẽ dẫn đầu thế giới cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.
Đông Nam Á đang phải đối diện với thách thức của tình trạng già hóa dân số và suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các quốc gia trong khu vực cần phải thực hiện các biện pháp hiệu quả để đối phó với những thách thức này và duy trì sự ổn định kinh tế.
Liên Hợp quốc bỏ phiếu về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza Ngày 20/2, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã tiến hành bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết mới kêu gọi ngừng bắn ngay ... |
Các cuộc tấn công của Houthi khiến doanh thu của kênh đào Suez sụt giảm mạnh Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã thông báo rằng doanh thu từ kênh đào Suez đã giảm đáng kể, dao động trong khoảng 40 ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại