Thứ bảy 04/05/2024 02:50
15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội:

Huyện Ba Vì: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh sau sáp nhập

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa (huyện Ba Vì cho biết), sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, TP Hà Nội và huyện Ba Vì, cơ sở hạ tầng của Vân Hòa có nhiều thay đổi, đời sống Nhân dân được nâng cao. Đơn cử, Năm 2017, xã Vân Hòa có 409 hộ nghèo, 104 hộ cận nghèo, đến năm 2023, Vân Hòa chỉ còn 34 hộ nghèo (1,13%), 65 hộ cận nghèo (2,16%).
Mô hình chăn nuôi bò sữa tại thôn Mồ Đồi, xã Vân Hòa. Ảnh: N. P
Mô hình chăn nuôi bò sữa tại thôn Mồ Đồi, xã Vân Hòa. Ảnh: N. P

Theo số liệu của Ban Dân tộc TP Hà Nội, huyện Ba Vì có 7 xã miền núi với khoảng 28.000 đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 37,1% dân số toàn huyện. Thời điểm năm 2011, ở 7 xã miền núi của Ba Vì có 2.693 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,15% số hộ dân toàn huyện, đến nay chỉ còn 177 hộ nghèo (chiếm 0,69%).

Trong đó, xã Vân Hòa là một trong 7 xã miền núi, có 3.012 hộ với 12.460 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Kinh, Mường là chủ yếu, tỷ lệ người DTTS chiếm 48% dân số.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa cho biết, sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, TP Hà Nội và huyện Ba Vì, cơ sở hạ tầng của Vân Hòa có nhiều thay đổi, đời sống Nhân dân được nâng cao, diện mạo nông được thay đổi và có nhiều khởi sắc. Nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Vân Hòa cũng đã vươn lên thoát nghèo.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, năm 2017, xã Vân Hòa có 409 hộ nghèo, 104 hộ cận nghèo, đến năm 2023, Vân Hòa chỉ còn 34 hộ nghèo (1,13%), 65 hộ cận nghèo (2,16%). Nhờ đó, bình quân thu nhập đầu người/năm của xã đạt 54,7 triệu đồng (tăng 2,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2021).

“Tính trong các năm 2018 - 2022, toàn xã có 109 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt được nhận hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, 128 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ mỗi hộ một con bò sinh sản, 19 hộ được hỗ trợ trong chăn nuôi lợn Mường, gia cầm và trồng cây dược liệu, góp phần tạo việc làm, giúp các hộ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống” – bà Nguyễn Thị Ngọc Hà cho hay.

Nông thôn Hà Nội đã có những thay đổi căn bản, toàn diện
Sự phát triển vượt bậc của giáo dục Thủ đô
Hà Nội: Giải quyết việc làm cho 2,5 triệu lượt lao động trong 15 năm
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động