Thứ năm 23/03/2023 17:43

Hoàn thiện pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
-	Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp”
Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp”

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người yếu thế

Tại Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp” vừa Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, bà Chu Thu Hiền, Ủy ban Xây dựng pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, trách nhiệm chính trong việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người yếu thế trong xã hội thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng xã hội, cá nhân khác có điều kiện thì cũng có thể thực hiện việc trợ giúp pháp lý để giúp đỡ các đối tượng này.

Việc trợ giúp pháp lý nhằm giúp những đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Qua đó, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; góp phần bảo đảm cho họ tiếp cận công lý, thực hiện quyền bào chữa, nhờ người khác bào chữa, quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

Nhà nước đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này quy định chi tiết về các đối tượng được trợ giúp pháp lý, lĩnh vực trợ giúp pháp lý, các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý và các vấn đề khác có liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý.

Để công tác trợ giúp pháp lý có hiệu quả, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã quy định các chủ thể tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, nâng cao tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý, tương đương với tiêu chuẩn của luật sư; nâng tiêu chuẩn của cộng tác viên trợ giúp pháp lý và tạo thuận lợi hơn cho luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, do xác định trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước nên Nhà nước tiếp tục duy trì các Trung tâm trợ giúp pháp lý, chi nhánh Trung tâm cùng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý.

“Thực tế cho thấy, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý chủ yếu dưới hình thức tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về tố tụng hoặc là người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Với các chủ thể tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý nêu trên, người nghèo, đối tượng chính sách, người yếu thế được trợ giúp pháp lý có thể được bảo đảm bình đẳng với những người khác khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến pháp luật”, bà Hiền cho biết.

Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc tham gia trợ giúp pháp lý vẫn còn những bất cập cần tháo gỡ trong quy định về các nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý. Theo bà Chi Thị Hiền, một trong những bất cập đó là sự chồng chéo trong quy định của pháp luật gây khó khăn trong quá trình áp dụng và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý.

Như tại Khoản 7, Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người khuyết tật, nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người chỉ thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khi họ có khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và Luật Người khuyết tật năm 2010 thì nạn nhân của hành vi mua bán người và người khuyết tật thuộc đối tượng đương nhiên được trợ giúp pháp lý mà không cần có thêm điều kiện “có khó khăn về tài chính” hoặc yêu cầu nào khác nữa.

Hoặc trường hợp là thân nhân của liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ) theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 thì được trợ giúp pháp lý miễn phí. Tuy nhiên, tại Điểm a, Khoản 7, Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 lại quy định thân nhân của liệt sĩ chỉ được trợ giúp pháp lý miễn phí khi họ có khó khăn về tài chính. Quy định đã thu hẹp đối tượng được trợ giúp pháp lý là người có công với cách mạng, chưa phù hợp với chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước…

Từ hạn chế đó, đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm người yếu thế tại Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý theo hướng mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý (đối với người người đã được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và Luật Người khuyết tật năm 2010; người chưa thành niên…).

Tăng cường vai trò của đội ngũ luật sư trong việc tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý bằng việc quy định điều kiện, trình tự thủ tục đơn giản hơn để huy động được cả các luật sư trẻ và các luật sư có nhiều kinh nghiệm tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm yếu thế.

Tuyên tuyền pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý
Mở rộng đối tượng, hoàn thiện phương thức thực hiện Động viên công nghiệp
Người khuyết tật có được trợ giúp pháp lý miễn phí
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Xót xa bé gái 7 tháng tuổi bị bỏ rơi, trên mặt có nhiều nốt đỏ do muỗi cắn

Xót xa bé gái 7 tháng tuổi bị bỏ rơi, trên mặt có nhiều nốt đỏ do muỗi cắn

Người dân ở xã Hồng Thái Tây đã phát hiện một bé gái 7 tháng tuổi bị bỏ rơi, trên mặt có nhiều nốt đỏ do muỗi cắn.
Hải Phòng: Tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hải Phòng: Tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

UBND TP Hải Phòng yêu cầu thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị, không để người bệnh BHYT phải tự mua các thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng BHYT; bảo đầy đủ quyền lợi của người bệnh BHYT theo quy định...
Người đi xe đạp tử vong sau va chạm với ô tô tải ở ngã tư Kim Mã - Đào Tấn

Người đi xe đạp tử vong sau va chạm với ô tô tải ở ngã tư Kim Mã - Đào Tấn

Vụ tai nạn xảy ra vào sáng sớm ngày 23/3, tại ngã tư Đào Tấn - Kim Mã (quận Ba Đình, TP Hà Nội) khiến 1 người đi xe đạp tử vong.
Những loại hình dịch vụ nào sẽ được phép hoạt động trở lại ở Hồ Tây

Những loại hình dịch vụ nào sẽ được phép hoạt động trở lại ở Hồ Tây

Từ ngày 22/3/2023, UBND TP Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến dự thảo quy định quản lý Hồ Tây, trong đó nêu các loại hình dịch vụ được phép hoạt động.
Năm 2025 thống nhất 1.000 đô thị được quy hoạch như thế nào?

Năm 2025 thống nhất 1.000 đô thị được quy hoạch như thế nào?

Mục tiêu của kế hoạch đặt ra là tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt khoảng 950 - 1.000 đô thị tương ứng tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt khoảng 1.000 - 1.200 đô thị tương ứng trên 50%.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý các dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý các dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh

Ngày 22/3, UBND TP Hà Nội đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.
Thời tiết hôm nay 23/3: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay 23/3: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/3, khu vực Sơn La, Hòa Bình, miền Đông Nam Bộ, một số nơi ở Bắc Bộ và Tây Nguyên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.
Thời tiết hôm nay 22/3: Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 38 độ C

Thời tiết hôm nay 22/3: Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 38 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/3, một số nơi ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt.
Thời tiết hôm nay 21/3: Bắc Bộ xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên trong năm

Thời tiết hôm nay 21/3: Bắc Bộ xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên trong năm

Ngày 21/3, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất 34-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Đây là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm nay xảy ra tại khu vực, tập trung tại Tây Bắc Bộ.
Vĩnh Phúc: Xôn xao clip "cô giáo cầm kéo cắt tóc nữ sinh"?

Vĩnh Phúc: Xôn xao clip "cô giáo cầm kéo cắt tóc nữ sinh"?

Chiều 22/3, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có thông tin về clip nữ sinh bị cô giáo trừng phạt bằng cách yêu cầu đứng lên trước lớp để cắt tóc, khiến dư luận quan tâm. Theo Sở GD&ĐT nội quy của nhà trường là học sinh phải để đầu tóc gọn gàng, không nhuộm các màu, nhưng việc cô giáo dùng kéo cắt tóc của học sinh cũng là chưa chuẩn.
Hà Nội: Số lượng học sinh vào lớp 1, lớp 6 tăng

Hà Nội: Số lượng học sinh vào lớp 1, lớp 6 tăng

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2023-2024, số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đều tăng so với năm học 2022-2023.
Hà Nội: Lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào hoạt động giáo dục, trải nghiệm

Hà Nội: Lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào hoạt động giáo dục, trải nghiệm

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy năm 2023. Trong đó, yêu cầu các nhà trường tích hợp nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy trong một số môn học chính khóa.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động