Hiệu quả từ việc ủy quyền cho công chức Tư pháp ký chứng thực
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênỦy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch ký chứng thực nâng cao hiệu quả thực hiện TTHC |
Theo Sở Tư pháp Hà Nội, năm 2021, việc chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch, lập danh sách, phê duyệt, niêm yết danh sách cộng tác viên dịch thuật được thực hiện theo đúng quy định.
TP tiếp tục vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống Một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực chứng thực. UBND các cấp đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác; công chức được sử dụng phần mềm một cửa, sổ chứng thực điện tử nên công việc nhanh và chính xác.
Trong 10 tháng của năm 2021, cấp huyện đã thực hiện chứng thực 90.043 bản sao, chứng thực 1.332 chữ ký trong giấy tờ, văn bản và 34.926 chữ ký người dịch; tại cấp xã, đã thực hiện tổng số 4.866.624 bản chứng thực bản sao, 220.149 việc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản và 14.525 việc chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí chứng thực được thực hiện theo đúng Thông tư của Bộ Tài chính. Việc quản lý cộng tác viên dịch thuật được đảm bảo đúng quy định, đã phê duyệt 18 cộng tác viên dịch thuật tại 6 Phòng Tư pháp gồm: Thanh Xuân, Long Biên, Gia Lâm, Quốc Oai, Ứng Hòa, Tây Hồ.
Cùng với đó, UBND TP ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 12/4/2021 và văn bản số 1184/UBND-NC ngày 23/4/2021 để chỉ đạo triển khai việc ủy quyền cho công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp phường ký chứng thực đối với bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong các văn bản, giấy tờ; Trình HĐND TP ban hành Nghị quyết về chi hỗ trợ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp phường được ủy quyền.
Đồng thời, ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 7/1/2021 về triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên cổng dịch vụ công quốc gia. Đến ngày 21/10/2021, đã có 146/175 phường (đạt tỷ lệ 83,4%) thực hiện ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Thực hiện khoản 3 Điều 7 Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội.
Đến nay, sau gần một năm triển khai thí điểm Chủ tịch UBND phường ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch ký chứng thực và đóng dấu của UBND phường (từ ngày 1-7-2021), tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính hiệu quả rõ rệt, không những nhanh hơn, lãnh đạo các phường của Hà Nội còn có thêm thời gian để giải quyết những công việc khác của địa phương.
Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Nguyễn Huy Khánh cho biết, qua gần một năm triển khai thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại 9 phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây cho thấy, mô hình thí điểm chính quyền đô thị nhận được sự đồng thuận từ Nhân dân, công chức các phường.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, lượng hồ sơ giao dịch chứng thực tại phường chiếm khoảng 40% tổng hồ sơ chứng thực của toàn thị xã vì UBND phường ở vị trí trung tâm nên nhiều người dân ở phường khác cũng đến đây chứng thực khiến lượng hồ sơ giao dịch lớn. Khi được ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch ký chứng thực, hồ sơ chứng thực được trả luôn cho công dân, không cần giấy hẹn.
Việc ủy quyền cũng giúp giảm đầu mối, lược bỏ các bước xử lý nội bộ, tạo điều kiện cho công chức Tư pháp - Hộ tịch chủ động hơn trong việc bố trí thời gian giải quyết công việc, tăng đáng kể thời gian giải quyết các công việc khác cho lãnh đạo UBND phường.
Theo thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội, đến nay, toàn TP đã có 146/175 phường (đạt tỷ lệ 83,4%) thực hiện ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch. Bước đầu việc Chủ tịch UBND phường ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch ký chứng thực đã giúp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, giảm đáng kể thời gian thực hiện, công dân có nhận kết quả ngay khi đến giao dịch tại bộ phận Một cửa của UBND phường, không phải chờ đợi trong nhiều giờ hay phải đi lại nhiều lần. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại