Hết tình, xin đừng cạn nghĩa!
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChị T tố bị gia đình nhà chồng lôi, đuổi ra khỏi nhà trong tình trạng không có áo ấm, không giày dép giữa trời đông |
Mấy ngày nay, trên các trang xã hội tại Phú Yên xôn xao việc một người đàn ông chia sẻ video "tố" bị vợ con đuổi ra khỏi nhà, dù đó là tài sản do cha mẹ ruột ông này để lại.
Theo đó, người trong đoạn clip là ông Trần Đ, SN 1963 và sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn. Cụ thể, ông Trần Đ và bà Nguyễn Thị P, SN 1967, kết hôn năm 1989 và sinh được 4 người con chung. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông Đ, bà P sống tại căn nhà và đất rộng hơn 400m2 tại thửa 535 của cha mẹ ruột ông Đ để lại.
Trong quá trình chung sống, vợ chồng ông Đ, bà P đã phá bỏ nhà cũ, xây lại nhà mới và sửa chữa lại toàn bộ nhà phụ. Tháng 6/2020, vợ chồng ông Đ, bà P ly hôn nhưng không yêu cầu giải quyết về tài sản chung và nợ chung. Đến tháng 5/2021, bà P khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng và nợ chung.
Về phía ông Đ cho rằng căn nhà và đất tại thửa 535 là do ông bà tổ tiên của ông để lại nên không đồng ý chia thừa kế, ông Đ xin nhận nhà đất để thờ cúng và sẽ trả giá trị nhà cho bà P. Ông xin nhận 41,6m2 đất đang thuê và đề nghị chia 4 thửa đất lúa theo quy định của pháp luật.
Không đồng ý với phán quyết của cấp sơ thẩm, ông Đ cho rằng, vợ chồng ông chỉ nợ 1 chỉ vàng, còn những khoản nợ khác ông không mượn nên không biết và không đồng ý trả.
Ngày 21/10/2021, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án. Tòa án nhận định bà P một mình nuôi 4 người con ăn học nên người, đang ở với con trai và từ lâu đã thờ cúng ông bà tại đất và nhà tại thửa 535 nên yêu của bà P là có cơ sở.
Không đồng ý với bản án phúc thẩm. Ông Đ tiếp tục có đơn kháng nghị giám đốc thẩm nhưng được TAND cấp cao trả lời không có căn cứ.
Ngày 9/3, có quyết định thi hành án, buộc ông Đ phải ra khỏi đất và nhà tại thửa 535 để trả lại nhà cho bà P và các con theo phán quyết của tòa án.
Ông Đ cho rằng, ông bị vợ và các con đuổi ra khỏi nhà. Ông uất ức vì căn nhà này do ba mẹ ruột của ông để lại nhưng gần cuối đời ông lại không được ở, không được thờ phụng tổ tiên ông bà mà lại đóng cửa hiu quạnh và giao cho người khác.
Ông lấy bạt che trước cửa nhà, rồi nằm dưới đất sinh hoạt ngủ nghỉ. Thấy vậy, nhiều người dân nơi đây cũng rơm rớm nước mắt khi chứng kiến hoàn cảnh của ông. Có người đem đồ ăn, nước uống giúp đỡ. Nhiều người dân nói ông Đ sống hiền lành, do đi làm xa nên ít khi về địa phương và cũng không ăn chơi, cờ bạc.
Về phía bà Nguyễn Thị P- người được cho là đuổi chồng cũ ra đường cho biết, từ khi sự việc được lan truyền mạng xã hội thì bà bị nhiều người khủng bố, tấn công tinh thần nên hiện rất rối bời, hoang mang.
Đại diện UBND xã Hòa Bình 1 cho biết, hiện đã nắm được sự việc nhưng vì đó là chuyện riêng của gia đình nên không thể can thiệp. Trên phương diện địa phương, sẽ chỉ đạo ban ngành đảm bảo tình hình an ninh trật tự.
Tương tự, trước đó tại Hà Nội, MXH xuất hiện thông tin liên quan đến bài viết của một người phụ nữ tên A.T, quê ở tỉnh Đồng Tháp, hiện trú tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, tố chồng ngoại tình rồi đuổi mình ra khỏi nhà sau 17 năm chung sống. Vụ việc đã gây xôn xao trên mạng xã hội.
Trong bài đăng, chị A.T nêu là người Đồng Tháp đi lấy chồng năm 2006 sống ở phường Tây Mỗ. Chị T tố chồng ngoại tình, có người phụ nữ khác, chị biết nhưng chấp nhận bỏ qua mong có ngày chồng hồi tâm chuyển ý quay về.
Theo người phụ nữ này, chị bị gia đình nhà chồng lôi, đuổi ra khỏi nhà trong tình trạng không có áo ấm, không giày dép giữa trời đông. Khi bị đuổi ra khỏi nhà, chị cũng không có tiền và giấy tờ tùy thân.
Liên quan đến sự việc trên, đại diện UBND phường Tây Mỗ cho biết, địa phương đã nắm được thông tin. Bước đầu, tổ hòa giải của phường và đại diện chính quyền phường đã làm việc với gia đình.
Theo UBND phường Tây Mỗ, chị A.T và gia đình đã có mâu thuẫn từ lâu. Hai vợ chồng đã ra tòa án ly hôn. Cuối năm 2022 đã có kết luận của tòa sơ thẩm nhưng chị A.T kháng cáo nên các hồ sơ đang được TAND TP phúc thẩm.
Chính quyền địa phương cho biết, hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc làm rõ vụ việc ồn ào nêu trên và sớm có thông tin cụ thể, tránh gây hoang mang dư luận.
Những câu chuyện trên, hiện vẫn chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng, nhưng một lần nữa đặt ra câu hỏi về tính pháp lý, các vấn đề liên quan đến tài sản chung và riêng khi kết hôn của các cặp vợ chồng. Mong rằng, Luật Đất đai sửa đổi sẽ tạo ra hành lang pháp lý cụ thể về quyền lợi cho người sử dụng đất, tránh những vụ việc phức tạp liên quan. Đồng thời, khi cái tình đã hết, cái nghĩa đã cạn, thì sự minh bạch và hiểu biết về pháp luật sẽ tránh được những vụ việc đáng buồn như trên. Để rồi, nếu có hết tình, cũng sẽ không thể cạn nghĩa, khi quyền lợi của các bên được đảm bảo về tài sản bằng các văn bản pháp luật.
Tình làng nghĩa xóm từ lễ xin đỏ đầu năm tại Hà Nội | |
Hết duyên hết nghĩa hai vợ chồng đòi bắt hết cá dưới hồ để phân chia tài sản ly hôn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại