Thứ sáu 26/04/2024 08:08

Hà Nội thúc đẩy các giải pháp quản lý chất lượng không khí

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dưới áp lực phát triển và dân số tăng nhanh, thời gian qua, Hà Nội đang chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc kiểm soát ô nhiễm không khí với nhiều hoạt động. Dù vấn đề bảo vệ môi trường dù vẫn còn là một thách thức lớn, nhưng những kết quả của sự gia tăng các biện pháp quản lý chất lượng không khí thời gian qua cũng có nhiều khả quan.

Tại hội thảo trực tuyến "Quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội-Thực trạng các nguồn gây ô nhiễm và giải pháp," các chuyên gia trong và ngoài nước, doanh nghiệp, nhà quản lý chia sẻ các giải pháp hỗ trợ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí tại TP Hà Nội.

Theo bà Đỗ Vân Nguyệt, đại diện tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) thì: Vấn đề quản lý chất lượng không khí của Hà Nội còn gặp khó khăn bởi nhiều lý do: Nhận thức của người dân còn hạn chế về vấn đề; một số địa phương thiếu các giải pháp trước mắt và lâu dài để bảo vệ sức khỏe và môi trường; Thiếu sự phối hợp, hợp tác giữa các bên liên quan.

Nhưng nỗ lực của TP trong việc giảm thiểu phát thải giảm các ô nhân gây bụi không khí là rất đáng ghi nhận, trong đó, có việc: Xóa bếp than tổ ong và giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ.

Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường: Đến 1-2021 giảm 91% bếp than tổ ong so với năm 2017 trên toàn TP. Các địa phương đã thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND TP về xóa bếp than tổ ong và hạn chế đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch (đến đầu năm 2021, TP đã loại bỏ được 92% lượng bếp than tổ ong, giảm được 95% lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng).

Ba tháng đầu năm 2021, chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự chuyển biến rõ nét so với cùng kỳ nhiều năm trước. Số ngày không khí ở mức kém, xấu và rất xấu giảm; số ngày không khí ở mức tốt và trung bình tăng.

Kết quả này là nhờ sự nỗ lực vào cuộc của các cơ quan chức năng, các địa phương trong việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và thúc đẩy nhiều giải pháp hạn chế phát sinh ô nhiễm...

Thời gian tới, theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái, để cải thiện chất lượng không khí, các cơ quan chức năng của thành phố cần tăng cường kiểm tra, giám sát các nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn.

Hà Nội thúc đẩy các giải pháp quản lý chất lượng không khí
Chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự chuyển biến rõ nét

TP cũng đã có các hoạt động hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) tiến hành lấy mẫu, phân tích thành phần hóa học của bụi PM2.5 nhằm xác định thành phần ô nhiễm không khí; hợp tác với Tổ chức phi Chính phủ C40 triển khai các hoạt động nhằm nghiên cứu, rà soát và tham vấn nhằm hỗ trợ TP Hà Nội cập nhật tình hình liên quan đến chất lượng không khí.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, chuyên gia môi trường của WB, cho biết ngoài các nguồn từ sản xuất công nghiệp, đốt sinh khối, giao thông thì một nửa bụi mịn được hành thành từ bụi thứ cấp (do quá trình phản ứng trong không khí). Chỉ 1/3 bụi mịn đến từ các nguồn thải trên địa bàn Hà Nội, còn lại đến từ các tỉnh lân cận, khu vực đồng bằng Sông Hồng, vận chuyển quốc tế và nguồn từ tự nhiên.

Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng các cơ quan chức năng của TP cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất sạch; xây dựng phần mềm quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương cần tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp; giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng các nhà máy đốt rác, xử lý rác tiên tiến và thúc đẩy trồng cây phủ xanh đô thị.

Hà Nội thúc đẩy các giải pháp quản lý chất lượng không khí
Trạm quan trắc không khí được Hà Nội phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế lắp đặt trên địa bàn TP

Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng không chỉ là thách thức của riêng Hà Nội, các quốc gia đang phát triển mà là thách thức chung mang tính chất toàn cầu. Nỗ lực của TP Hà Nội trong bối cảnh gia tăng dân số cơ học nhanh, nguồn ô nhiễm từ nhiều… phần nào đã có kết quả là chất lượng không khí được cải thiện. Các thói quen sinh hoạt, sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường đã hạn chế tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. TP sẽ cần nhiều giải pháp mạnh tay hơn, trên cơ sở của những tiền đề sẵn có. Ðã đến lúc phải chấp nhận những giải pháp triệt để nhất, có thể tốn kém và gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân, nhưng lại làm thay đổi hẳn diện mạo Thủ đô theo hướng hiện đại như các nước tiên tiến.

Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí

Đây là công văn vừa được Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực ...

Hà Nội triển khai đồng bộ các biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không khí Hà Nội triển khai đồng bộ các biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không khí

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 53/UBND-ĐT về triển khai các biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không ...

Sở TN&MT lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội Sở TN&MT lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Liên quan đến chất lượng không khí trên địa bàn Hà Nội những ngày gần đây đạt ngưỡng "xấu", "rất xấu" ảnh hưởng có hại ...

Hà An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động