Hà Nội: sẽ phát động phong trào thi đua thi hành Luật Thủ đô 2024
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân Hà Nội rạng rỡ trong tà áo dài truyền thống tại Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội năm 2022. Ảnh: Khánh Huy |
Theo đó, Văn bản nêu, ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (trong đó có 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025).
UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024 về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô (Kế hoạch). Để Kế hoạch được triển khai kịp thời, hiệu quả, bảo đảm tiến độ, chất lượng, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện một số nhiệm vụ:
Thứ nhất, về công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô: việc xây dựng, phát hành tài liệu tập huấn, Sở Tư pháp TP chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và TP Hà Nội xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô; hoàn thành trước ngày 1/9/2024. Sở Tư pháp TP tham mưu việc lựa chọn tài liệu để xây dựng, xuất bản Kỷ yếu soạn thảo Luật Thủ đô, số hóa và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô, phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, địa bàn trình UBND TP ban hành, hoàn thành trước ngày 1/9/2024; Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô.
Thứ hai, về công tác xây dựng, ban hành các văn bản thi hành Luật Thủ đô, đối với văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan Trung ương (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành…), Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với các Bộ được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô để thực hiện việc soạn 2 thảo văn bản theo đúng thời hạn quy định tại Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật, Nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Với văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND TP, các Sở, ban, ngành căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ được giao, gửi Tổ công tác thi hành Luật Thủ đô của TP tổng hợp, báo cáo UBND TP trình HĐND TP xem xét, thông qua tại các Kỳ họp HĐND TP, hoàn thành trước ngày 15/8/2024. Các Sở, ban, ngành chủ động nghiên cứu, đề xuất chính sách và khẩn trương soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung được phân công, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của TP, các Sở, ban, ngành TP chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của TP theo ngành, lĩnh vực phụ trách để đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; cập nhật các nội dung liên quan của Luật Thủ đô, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND TP trước ngày 1/10/2024.
Lễ hội khinh khí cầu Hà Nội thu hút hàng nghìn du khách tham quan và trải nghiệm. Ảnh: Khánh Huy |
Thứ ba, công tác tổ chức thực hiện Kế hoạch, UBND TP Hà Nội yêu cầu, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND TP, các đơn vị liên quan tham mưu việc thành lập và ban hành Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác, Tổ giúp việc của Thành phố để chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Kế hoạch (thành phần Tổ công tác bao gồm lãnh đạo: UBND TP, HĐND TP, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP, các Ban đảng Thành ủy, các Ban của HĐND TP, các Sở, ban, ngành Thành phố, các quận, huyện, thị xã và các chuyên gia).
Sở Tư pháp tham mưu Ban cán sự đảng UBND TP trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy dự thảo văn bản của Thành ủy Hà Nội chỉ đạo công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP; tham mưu xây dựng văn bản của Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các Sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm nguồn lực triển khai thi hành Luật Thủ đô đúng tiến độ và chất lượng.
Thứ tư, UBND TP Hà Nội cũng phát động phong trào thi đua thi hành Luật Thủ đô. Cụ thể, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng TP) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các đơn vị liên quan tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP; đề xuất khen thưởng, tôn vinh kịp thời các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và thi hành Luật Thủ đô.
Điều kiện bảo đảm thi hành Luật Thủ đô Văn bản nêu, Sở Tư pháp TP chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Ban Pháp chế HĐND TP xây dựng Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP về kinh phí thi hành Luật Thủ đô để trình HĐND TP xem xét, ban hành tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND Thành phố vào tháng 9 năm 2024 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Sở Tài chính - chủ trì hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán, tổng hợp dự toán ngân sách, cân đối nguồn kinh phí bảo đảm thi hành Luật Thủ đô; tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định. Chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND TP, Sở Tư pháp tham mưu UBND TP về kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động của Tổ công tác, Tổ giúp việc thi hành Luật Thủ đô. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND TP, Chủ tịch UBND TP về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công chủ trì soạn thảo, trình văn bản để xảy ra tình trạng chậm ban hành hoặc ban hành văn bản không bảo đảm chất lượng. Định kỳ ngày 25 hằng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin về tình hình, tiến độ soạn thảo văn bản quy định Luật Thủ đô, gửi Tổ công tác thi hành Luật Thủ đô để tổng hợp, báo cáo tập thể UBND Thành phố tại phiên họp thường kỳ hàng tháng. Sở Tư pháp TP, Văn phòng UBND TP có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo, kiến nghị Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản; thường xuyên báo cáo tiến độ, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch. |
Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển Thành phố | |
Cơ chế đột phá phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại