Hà Nội phát triển thêm từ 10 đến 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP năm 2024
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội phát triển thêm từ 10 đến 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP năm 2024. Ảnh: N.D |
Kế hoạch nhằm thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đề ra của Chương trình mỗi xã một sản phẩm TP Hà Nội đến năm 2025 của TP và Trung ương. Tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình theo đúng quy định, phấn đấu có khoảng 400 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên và 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.
Đồng thời, phát triển thêm từ 10 - 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn TP; triển khai tối thiểu 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.
Để triển khai thực hiện kế hoạch, UBND TP Hà Nội nêu rõ các nội dung thực hiện về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP; công tác phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP; công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trong Chương trình OCOP và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chủ thể về quản lý, duy trì và phát triển sản phẩm.
UBND TP Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị liên quan tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm TP năm 2024 theo đúng quy định, đảm bảo mục tiêu đề ra, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lặp.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các quận, huyện, thị xã xây dựng và phát triển Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; điểm giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại