Thứ sáu 08/11/2024 16:22

Hà Nội: Lan toả tuyên truyền để người dân tham gia góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 31/7, Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Hội nghị do đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP chủ trì.
Hà Nội: Lan toả tuyên truyền để người dân tham gia góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và TS Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội vừa đồng chủ trì hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tích cực, sáng tạo triển khai đa dạng hình thức tuyên truyền

Tại Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP cho biết, tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2023 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, công tác PBGDPL trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm 2023 bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong xây dựng, ban hành các văn bản và triển khai theo đúng nhiệm vụ đã đề ra.

Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung đáp ứng phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của TP”.

Cùng với đó, các đơn vị cấp TP tích cực tuyên truyền pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2023 gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Sở Y tế, Sở Thông tin truyền thông, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị…

30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP đã tích cực tuyên truyền các văn bản pháp luật và theo chỉ đạo của Trung ương và TP. Các đơn vị đã tích cực tuyên truyền 6 tháng đầu năm gồm: Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, thị xã Sơn Tây, Mỹ Đức, Tây Hồ, Thanh Trì, Quốc Oai, Gia Lâm, Đan Phượng, Long Biên, Thạch Thất,...

Hà Nội: Lan toả tuyên truyền để người dân tham gia góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật TP chỉ đạo nhiều vấn đề trọng tâm trong công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm.

Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP luôn nhận được chỉ đạo sát sao của Trung ương, Bộ Tư pháp, Thành ủy, UBND TP; chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền PBGDPL các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, phổ biến thực tiễn chấp hành pháp luật, chính sách mới thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đường vành đai 4 trên địa bàn TP, phòng, chống dịch bệnh, giao thông, phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, chính quyền đô thị, chuyển đổi số, môi trường, trật tự an toàn xã hội...Thành ủy, UBND TP và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt. Công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở đã bám sát chủ đề công tác năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và trạng thái “bình thường mới”. Qua đó, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.

Công tác tuyên truyền, PBGDPL triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, vừa sâu, vừa rộng, ngày càng thu hút đông đảo được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn tham gia tạo thành phong trào tìm hiểu pháp luật, thực hiện theo pháp luật sôi nổi trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh thực hiện hình thức PBGDPL truyền thống, các ngành, cơ quan đơn vị, địa phương đã tổ chức sáng tạo, áp dụng nhiều hình thức, mô hình PBGDPL mới hiệu quả, tiết kiệm được nguồn lực, phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hà Nội: Lan toả tuyên truyền để người dân tham gia góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL TP phát biểu tại Hội nghị.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL tiếp tục được đẩy mạnh, tiếp tục sử dụng nhiều ứng dụng mới để tuyên truyền theo phương thức hiện đại như: Hà Nội Media Box, mạng xã hội Lotus, chuyển tải dưới inforghapic, video điện tử, mạng xã hội, fanpage, màn hình Led, qua thiết bị điện tử tại nhà chung cư, khu đô thị, tin nhắn điện tử, thư điện tử...

Ban Tuyên giáo Thành ủy, các cơ quan báo, đài của TP đã bám sát chỉ đạo định hướng thông tin của Trung ương và TP về các lĩnh vực, bảo đảm ổn định an ninh chính trị thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Sở Tư pháp, Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP đã thực hiện tốt vai trò tham mưu. Nhiều đơn vị sở, ban, ngành TP đã tích cực đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hà Nội: Lan toả tuyên truyền để người dân tham gia góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đồng chí Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội thông tin tại Hội nghị.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thủ đô thực hiện tốt kỷ cương hành chính, công tác phòng, chống dịch và chấp hành pháp luật. Người dân, doanh nghiệp đã tích cực tham gia giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công của Thành phố.

TP đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống ma túy, pháp luật về giao thông, pháp luật về PCCC và tích cực triển khai thực hiện Đề án số 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn TP đã tổ chức tự đánh giá chấm điểm đánh giá công tác PBGDPL, cơ bản phản ánh đúng kết quả đánh giá công tác PBGDPL của đơn vị, mang lại bước đầu kết quả tích cực trong việc phân tích đưa ra những điểm mạnh, chưa mạnh trong từng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL của đơn vị, địa phương để từ đó có biện giáp, giải pháp thực hiện tốt trong thời gian của kỳ đánh giá tiếp theo.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, Hội Luật gia TP đã tổ chức 30 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. Tuyên truyền chính sách pháp luật, tổ chức nhiều hội nghị từ cấp TP đến quận huyện, tuyên truyền 10 chính sách lớn: Luật Đất đai sửa đổi, Luật Thủ đô (sửa đổi)…

Hội Luật gia TP đã tham gia vào 5 cuộc Hội nghị do Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Luật gia Việt Nam góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi); phối hợp với báo Kinh tế và Đô thị tổ chức toạ đàm, góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi).

Hà Nội: Lan toả tuyên truyền để người dân tham gia góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đồng chí Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm Đoàn Luật sư TP đã tổ chức 12 buổi Hội nghị truyên truyền đường Vành đai 4.

Ông Tuyến nêu, việc truyền thông những chính sách liên quan đã làm tương đối tốt. Hội cũng tích cực tham gia ban giám khảo, ban tổ chức cuộc thi các cuộc thi pháp luật trên địa bàn Hà Nội, ví như: Cuộc thi Hoà giải viên giỏi, thi tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến...

Đồng chí Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm Đoàn Luật sư TP đã tổ chức 12 buổi Hội nghị truyên truyền đường Vành đai 4 ở các huyện: Hoài Đức, Thường Tín, Đan Phượng… Qua các buổi tuyên truyền, đã nắm bắt tâm tư của người dân nên việc tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả cao. Đoàn Luật sư TP Hà Nội cũng đã góp ý 15 dự thảo Luật. Từ nay đến cuối năm, Đoàn sẽ tập trung góp ý về Luật Nhà ở.

Tại Hội nghị, đại biểu của một số ban, ngành cũng đã thảo luận, góp ý nhiều ý kiến trong công tác PBGDPL tại đơn vị.

Những khó khăn, vướng mắc

Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PBGDPL vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Hiện nay, việc cấp kính phí cho công tác PBGDPL chưa có quy định cụ thể. Việc cấp kinh phí do đơn vị xây dựng dự toán trên nhiệm vụ dự kiến thực hiện hàng năm.

Thực tế cho thấy việc cấp kinh phí cho hoạt động PBGDPL mỗi một địa bàn là khác nhau, chưa có mức chuẩn (tối thiểu) cụ thể dẫn tới việc có địa bàn chính quyền địa phương quan tâm thì bố trí kinh phí nhiều, có nhiều địa bàn bố trí kinh phí rất ít cho hoạt động PBGDPL, dẫn tới không đảm bảo hoạt động PBGDPL.

Một số nội dung, định mức trong Thông tư Liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/1/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở thấp không còn phù hợp với tình hình thực tế; như: mức chi thù lao cho báo cáo viên pháp luật, chi hỗ trợ hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn, loa truyền thanh cơ sở:..

Một số nội dung chi chưa được quy định tại Thông tư Liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/1/2014 (chi chấm bài cho cuộc thi trực tuyến, chi xây dựng bài giảng điện tử tuyên truyền pháp luật, xây dựng video tuyên truyền phổ biến pháp luật, chi thù lao cho đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở...).

"Nhiều quy định của Thông tư số 03/2018/TT-BTP mang tính định tính, không có định lượng cụ thể, dẫn đến có thể tuỳ tiện khi chấm, không đảm bảo chính xác. Một số tiêu chí đánh giá còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc cung cấp các tài liệu kiểm chứng và đánh giá các nội dung còn mang tính hình thức và chưa sát, khó đánh giá hoặc chỉ phù hợp với đối với việc đánh giá mang tính chất quản lý nhà nước theo lĩnh vực mà chưa phù hợp với việc đánh giá quản lý nhà nước trên địa bàn" - bà Phạm Thị Thanh Hương nêu.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội, một số quy định tại Thông tư Liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở còn vướng mắc, một số mức chi chưa phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, mức hỗ trợ kinh phí cho hòa giải viên ở cơ sở còn thấp.

Kết quả tự đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật của một số xã, phường, thị trấn tại một số địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tiễn; tài liệu kiểm chứng để xác định, chứng minh mức độ tin cậy chưa tổng hợp đầy đủ theo yêu cầu; kết quả đánh giá chưa thực sự phản ánh đúng với tình hình thực tế ở địa phương.

Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong xét, đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới tại một số địa phương vẫn còn mang tính hình thức. Một số quy định về nội dung tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chưa rõ ràng nên khó khăn trong quá trình triển khai, hướng dẫn thực hiện.

Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở thấp còn chưa đáp ứng yêu cầu. Mức hỗ trợ kinh phí cho hòa giải viên ở cơ sở còn thấp. Việc thực hiện xã hội hóa trong công tác PBGDPL còn hạn chế, chưa có quy định về cơ chế thực hiện xã hội hóa trong công tác PBGDPL và một số hạn chế theo quy định của Luật PBGDPL trong việc thu hút đội ngũ tham gia báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Vẫn còn một số đơn vị chưa gửi báo cáo 6 tháng công tác PBGDPL cấp TP về Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP nên việc tổng hợp chưa được toàn diện.

Tập trung tuyên truyền Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

6 tháng cuối năm 2023, Hội đồng PHPBGDPL TP đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục phát huy trách nhiệm hơn nữa của Hội đồng PHPBGDPL TP trong tư vấn, tham mưu về công tác PBGDPL; trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng; trách nhiệm gắn kết của Hội đồng và gắn kết với trách nhiệm tham mưu về công tác PBGDPL tại các sở, ban, ngành; Định hướng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp theo từng giai đoạn trong thời gian tới.

Triển khai các Kế hoạch, Chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật được Trung ương và TP ban hành; Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, PBGDPL. Khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; Tổ chức triển khai vận hành Trang thông tin điện tử tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, pháp luật qua các chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên các Báo, Đài theo những nhiệm vụ trọng tâm của TP;

Tham mưu UBND TP tổ chức tổng kết 10 năm Luật Hòa giải ở cơ sở và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn TP; Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua; quan tâm phổ biến những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề nóng trong xã hội, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, môi trường và các nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý đô thị, các quy định định cải cách hành chính, triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh để kêu gọi đầu đư, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của TP;

Tiếp tục tham mưu UBND TP tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến“ và cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn TP;

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 16/2/2023 của UBND TP Hà Nội về tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027 theo Kế hoạch số 228/KH- UBND ngày 25/8/2022 của UBND TP; Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn TP Hà Nội theo Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 01/3/2023 của UBND Tp;

Tăng cường công tác quản lý, nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố trong tham gia tuyên truyền, PBGDPL tại cơ quan, đơn vị, địa phương;

Biên soạn, đăng tải tài liệu tuyên truyền pháp luật để tổ chức truyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở cơ sở; Tiếp tục triển khai thí điểm một số mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới; Tham mưu triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định về công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện công tác PBGDPL kết hợp với việc xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật; thường xuyên sơ kết, tổng kết nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL, động viên, khen thưởng cho tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác PBGDPL. Triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của TP về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật 6 tháng cuối năm 2023.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP nhất trí với những kết quả đạt được. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội đánh giá, công tác điều hành chủ động và linh họat, hoạt động PBGDPL ngày càng được quan tâm nhưng hiệu quả hoạt động chưa đo đếm được. Do đó, cần nâng cao trách nhiệm cán bộ trong công tác tuyên truyền pháp luật.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, đẩy mạnh tuyên truyền Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tuyên truyền Luật gắn với Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh việc tổ chức các đợt cao điểm truyền thông, thực hiện đúng tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, đồng chí Lê Hồng Sơn đề nghị tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các thành viên Hội đồng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở đó, phát huy sự tham gia góp ý kiến của người dân; năng lực nghiên cứu, phản biện của đội ngũ tri thức, nhà khoa học trên địa bàn thành phố; kết nối giữa đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia với các nhiệm vụ chính trị của thành phố, tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển... Phải tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền để người dân hiểu, biết và tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu tập trung tuyên truyền trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, phòng cháy chữa cháy… và coi đây là những nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền công tác cải cách hành chính về dịch vụ công trực tuyến; vấn đề bảo vệ môi trường, phân loại rác và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường của người dân.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL TP, cho biết, 6 tháng đầu năm, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn TP tăng 4,88% (86,40%) so với cùng kỳ năm 2022 (81,52%). Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã ngày càng phát huy hiệu quả, gắn công tác hòa giải ở cơ sở với phương châm dân vận khéo và các mô hình tự quản cộng đồng tại địa phương. Số vụ việc phát sinh tiếp nhận hòa giải tiếp tục giảm 1.639 vụ việc so với cùng kỳ năm 2022 (1.942 vụ việc).
Hiệu quả từ những mô hình phổ biến pháp luật mới ở Hà Nội Hiệu quả từ những mô hình phổ biến pháp luật mới ở Hà Nội

Thực hiện chủ đề năm 2023: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ...

Bài: Bạch Dương; Ảnh: Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ Tư pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động