Hiệu quả từ những mô hình phổ biến pháp luật mới ở Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBáo Kinh tế và Đô thị, Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức tọa đàm “10 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống”. Ảnh: Khánh Huy |
Tuyên truyền Luật Thủ đô (sửa đổi)
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 - 2025 được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP là xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi- SĐ).
Với nhiệm vụ này, Sở tư pháp TP Hà Nội đã tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 16/2/2023 tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (SĐ); chủ động tham mưu Hội đồng Phối hợp PBGDPLTP phối hợp Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai hoạt động truyền thông Luật Thủ đô (SĐ) và chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (SĐ); tham mưu cấp có thẩm quyền phân công nhiệm vụ thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (SĐ) toàn thể hệ thống chính trị của TP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, Sở tư pháp TP tham mưu UBND TP đưa nội dung tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (SĐ) trong các Kế hoạch hàng năm về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND TP, xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp, các ngành TP.
Tham mưu UBND TP giao trách nhiệm cho từng Sở, ngành, đơn vị tổ chức thông tin, tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (SĐ) và dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (SĐ) theo từng lĩnh vực (Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 16/02/2023) như: Tổ chức chính quyền, chính sách thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho sự phát triển Thủ đô, dự thảo chính sách phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông của Thủ đô, chính sách phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh trong dự thảo Luật Thủ đô SĐ; chính sách phát triển văn hóa và giáo dục của Thủ đô, chuyển đổi số; chính sách phát triển hạ tầng y tế hiện đại và hệ thống an sinh Thủ đô, chính sách liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế- xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.
Xác định chính sách truyền thông: Tập trung vào sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (SĐ); quan điểm, định hướng xây dựng Luật Thủ đô (SĐ); mục đích, ý nghĩa của Luật Thủ đô (SĐ); các chính sách đề xuất Luật Thủ đô (SĐ); sức lan tỏa, tác động xã hội của Luật Thủ đô (SĐ) tới xã hội, hệ thống chính trị Trung ương và địa phương cả nước, các cơ quan, ban, ngành TP Hà Nội, Nhân dân Thủ đô, vùng Thủ đô và cả nước; các sự kiện chính trị, pháp lý, các hoạt động tiêu biểu của Trung ương, TP, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (SĐ); diễn đàn pháp luật về các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (SĐ); hội thảo, tọa đàm về các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (SĐ)...
Ông Đỗ Đình Hồng, GĐ Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phát biểu góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Khánh Huy |
Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tác động lớn xã hội
Thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, UBND TP ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 25/8/2022 của UBND TP triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản QPPL giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn Hà Nội.
Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP đã ban hành Công văn số 03/CV-HD ngày 24/4/2023 đôn đốc thực hiện hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội. Đến nay, các đơn vị thuộc Hà Nội, với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện, tình hình thực tiễn đã chủ động lựa chọn những văn bản pháp luật có tác động lớn tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân trên địa bàn TP, được dư luận quan tâm.
Hội đồng đẩy mạnh tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí ở Trung ương, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức truyền thông dự thảo chính sách bằng hình thức phù hợp với đối tượng và địa bàn theo quy định; đã quan tâm tổ chức tiếp nhận, giải trình, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách trong báo cáo tổng hợp, tiếp thu và giải trình ý kiến góp ý về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiều dự thảo chính sách có tác động lớn tới xã hội được Hà Nội tổ chức lấy ý kiến rộng rãi. Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND quận, huyện, thị xã cũng xác định vai trò, trách nhiệm truyền thông dự thảo chính sách khi là đơn vị chủ trì soạn thảo vản bản quy phạm pháp luật.
Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 2023, Bí thư Đoàn Thanh niên Trung đoàn CSCĐ chia sẻ kiến thức pháp luật cho học sinh tiểu học Phương Liệt. Ảnh: Khánh Huy |
Việc truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn Thủ dô được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú như tổ chức hội nghị, diễn dàn, tổ chức đối thoại trực tiếp, lồng ghép trong hoạt động giao ban, văn bản góp ý lấy ý kiến, qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. Đặc biệt, Hà Nội chú trọng việc truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội qua phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã hội.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, Sở Tư pháp TP Hà Nội phối hợp với nhiều cơ quan báo, đài của Trung ương và TP để tuyên truyền truyền thông chính sách đến người dân. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị (UBND các quận, huyện, thị xã: Tây Hồ, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoài Đức, Sơn Tây, Phú Xuyên...) tổ chức nhiều lớp tập huấn về quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí với hơn 700 học viên là cán bộ các phường, xã tham dự.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP, UBND quận, huyện, thị xã đã đăng tải nội dung dự thảo chính sách lên Cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị.
Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó GĐ Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội, công tác PBGDPL trên địa bàn TP kịp thời đưa pháp luật vào cuộc sống. Với từng địa bàn, Hội đồng PBGDPL lựa chọn những cách tuyên truyền pháp luật phù hợp. Từ hiệu quả của công tác PBGDPL góp phần quan trọng tạo nên chuyển biến về tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân Thủ đô. |
Đến nay, tại cấp huyện, Hà Nội có 811 báo cáo viên pháp luật; Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phường, thị trấn: 9.680 người. Sở Tư pháp TP Hà Nội đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tổ chức 1 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Tiếp cận thông tin cho khoảng 300 báo cáo viên pháp luật TP, báo cáo viên pháp luật quận, huyện thị xã và cán bộ làm công tác PBGDPL; phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 1.250 tuyên truyền viên tại các quận, huyện: Hà Đông, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Oai, Mỹ Đức. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại