Hà Nội đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng về quy hoạch, xây dựng và nhà ở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMột góc huyện Gia Lâm nhìn từ trên cao. Ảnh: Khánh Huy |
Nhiều kết quả tích cực trong quy hoạch, xây dựng và nhà ở
Mới đây, Ban Chỉ đạo Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội ban hành văn bản về kết quả thực hiện Chương trình "Chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025" 9 tháng năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm.
Theo đó, trong 9 tháng năm 2023, nhiều tiêu chí quan trọng liên quan đến quy hoạch, xây dựng và nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đối với chỉ tiêu "Hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 tại 5 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng". Ban chỉ đạo Chương trình 03 tiếp tục phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của TP để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án. Thực hiện các tiêu chí lên quận theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết thành lập quận Đông Anh tại kỳ họp lần thứ 12 (tháng 7/2023), nghị quyết thành lập quận Gia Lâm tại kỳ họp lần thứ 13 (tháng 9/2023). Tuy nhiên, 3 huyện còn lại hiện nay còn gặp một số chỉ tiêu gặp khó khăn, vướng mắc.
Chỉ tiêu "Hoàn thành xây dựng Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP; chung cư cũ nguy hiểm cấp D; triển khai cải tạo, xây dựng lại 2 - 3 khu chung cư cũ và chuẩn bị triển khai các khu còn lại.
Ban chỉ đạo Chương trình 03 đã chỉ đạo tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án và 6 Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Tổ chức rà soát, đôn đốc, hướng dẫn nhà đầu tư của 11 dự án đang triển khai (10 chung cư đã lựa chọn được chủ đầu tư và 1 chung cư UBND TP đang xem xét chấp thuận chủ đầu tư) thuộc danh mục các dự án cần rà soát tại Kế hoạch số 335/KH-UBND. Đến nay, 3 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành, khai thác; Tiếp tục đôn đốc triển khai thực hiện 8 dự án.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành 3 kế hoạch; Sở Xây dựng có 3 văn bản triển khai giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan.
Về chỉ tiêu "Tỷ lệ đô thị hóa 60 - 62%", với việc HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết thành lập quận Đông Anh và quận Gia Lâm thì tỷ lệ đô thị hóa toàn TP đạt khoảng 57,6%. Trong thời gian tới, tiếp tục đôn đốc 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì sớm hoàn thành các tiêu chí lên quận để đạt chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa 60 - 62%.
Về chỉ tiêu "Triển khai đầu tư xây dựng 2 - 3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh", các đơn vị chuyên môn tiếp tục đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ 3 dự án: Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm); Quy hoạch chi tiết và đang điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thành phố thông minh và dự kiến khởi công vào quý IV/2023; Khu đô thị Đông Anh.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Chương trình 03 đang tích cực chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện chỉ tiêu "Diện tích nhà ở bình quân/người toàn TP đạt từ 27,6 - 29,5m/người; tổng diện tích sàn nhà ở phát triển mới theo dự án khoảng 20,44 triệu m2; tổng số căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành khoảng: 25.000 căn hộ"; chỉ tiêu "Chỉnh trang 20 nhà biệt thự, 10 công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954" và một số chỉ tiêu khác.
Đẩy mạnh công tác cải tạo, xây mới vườn hoa
Thực hiện Chương trình số 03-Ctr/TU của Thành ủy, Sở Xây dựng Hà Nội đã tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đã xác định cải tạo, nâng cấp 13 công viên, 32 vườn hoa hiện có và đôn đốc hoàn thành 6 dự án xây dựng các công viên mới.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng thường xuyên đôn đốc UBND các quận, huyện có dự án công viên và các chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành phục vụ Nhân dân.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không gian đô thị ngày càng chật chội thì nhu cầu tận hưởng những không gian công viên cây xanh của cư dân đô thị đang ngày càng cấp thiết. Có thể nói, các công viên như lá phổi của đô thị.
Thủ đô Hà Nội hiện nay có 63 công viên, vườn hoa phục vụ công ích do TP và UBND cấp huyện quản lý theo phân cấp. Ngoài ra còn có các công viên, vườn hoa do các chủ đầu tư dự án tại các khu đô thị tự quản lý là nơi vui chơi giải trí, tham quan cho người dân, du khách.
Phần lớn các công viên, vườn hoa, tập trung chủ yếu trên địa bàn 4 quận nội đô lịch sử, hình thành đã lâu. Sau thời gian dài đưa vào sử dụng nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn TP đã xuống cấp, hư hỏng; diện mạo kiến trúc, cảnh quan, thảm cỏ, cây hoa, đường dạo, chiếu sáng... tại nhiều công viên, vườn hoa bị đã lạc hậu, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, các dịch vụ tiện ích trong công viên còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để kịp thời có những giải pháp, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, nâng cấp để duy trì, nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi của Nhân dân.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP, giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó đã xác định cải tạo, nâng cấp 13 công viên, 32 vườn hoa hiện có và đôn đốc hoàn thành 6 dự án xây dựng các công viên mới.
Đến nay, một số công viên, vườn hoa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng (gồm 3/5 điểm xung quanh Vườn hoa Hồ Trúc Bạch (Ba Đình); Vườn hoa Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai); Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm); Vườn hoa Ngọc Lâm (Long Biên); Vườn hoa Lê Trực (Ba Đình)…) và nhận được sự hưởng ứng của người dân trên địa bàn, cũng như người dân Thủ đô…
Khi hệ thống công viên được chỉnh trang và xây mới hoàn thiện sẽ góp phần làm tươi mới diện mạo Thủ đô, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần tạo sức hấp dẫn của TP Hà Nội không chỉ với Nhân dân cả nước mà còn cả với khách quốc tế. |
Hà Nội: Nhu cầu mua bất động sản vẫn ở mức cao | |
Giám sát trực tiếp tại 12 địa phương về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội | |
Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà xã hội lên 15 - 20% |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại