Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà xã hội lên 15 - 20%
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh chụp từ trên cao khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Theo thông tin tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức mới đây, nhu cầu trên địa bàn trong giai đoạn 2021 - 2023 là 6,8 triệu m2 sàn xây dựng. Trong đề án xây một triệu căn nhà xã hội, Thủ tướng cũng giao chỉ tiêu cho thành phố phát triển 56.200 căn.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguồn lực thu hút chủ đầu tư tham gia rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu mua và phát triển nhà ở xã hội. Do đó, Sở đề xuất nâng lợi nhuận cho chủ đầu tư xây nhà xã hội lên 15 - 20%, thay vì mức cũ 10% vốn không thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Đây cũng là mong muốn của nhiều chủ đầu tư trên thị trường.
Về điều kiện phát triển nhà xã hội, Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị vẫn giữ quy định doanh nghiệp làm nhà xã hội được dành 20% đất ở xây nhà thương mại, thay vì cắt đi như trong dự thảo Luật Nhà ở Chính phủ trình Quốc hội. Sở đánh giá đây là cơ chế ưu đãi quan trọng để thu hút nhiều chủ đầu tư tham gia. Đồng thời, đây cũng là cơ sở hạ giá bán sản phẩm, hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà.
Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá việc lựa chọn doanh nghiệp làm nhà ở xã hội theo quy trình trong Luật Đấu thầu 2023 vẫn lâu, trong khi dự án cần chọn chủ đầu tư và triển khai sớm mới hiệu quả. Sở đề xuất Luật Đấu thầu có quy định riêng về việc chọn chủ đầu tư qua hình thức bốc thăm giống nhiều nước trên thế giới đang triển khai, giúp rút ngắn thời gian.
"Sở đánh giá đây là cơ chế ưu đãi quan trọng để thu hút nhiều chủ đầu tư tham gia. Đây cũng là cơ sở hạ giá bán sản phẩm, hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà" - đại diện Sở Xây dựng Hà Nội nêu.
Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng cho rằng việc lựa chọn doanh nghiệp làm nhà ở xã hội theo quy trình trong Luật Đấu thầu 2023 vẫn mất nhiều thời gian, trong khi dự án cần chọn chủ đầu tư và triển khai sớm mới hiệu quả. Vì vậy, Sở đề xuất Luật Đấu thầu cần có quy định riêng về việc chọn chủ đầu tư qua hình thức bốc thăm giống nhiều nước trên thế giới đang triển khai, giúp rút ngắn thời gian.
Đối với tiêu chí vay phát triển nhà xã hội, nhà công nhân trong gói 120.000 tỷ đồng, Sở Xây dựng đề xuất có giải pháp ưu đãi về thời gian vay, lãi suất, thủ tục pháp lý. Điển hình, dự án nhà xã hội trước đó phải đáp ứng tiêu chí giải phóng mặt bằng xong, có giấy phép xây dựng mới được vay gói tín dụng trên. Lãnh đạo Sở cho rằng, dự án có quyết định giao đất, cho thuê đất đã đạt điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay.
Trước đó, trong quá trình sửa đổi Luật Nhà ở, có nhiều ý kiến đề xuất nâng mức lợi nhuận lên 15%, tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng việc này sẽ làm nâng giá bán nhà cho người thu nhập thấp. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp cũng thấy lợi nhuận 10% là chấp nhận được.
Theo Bộ Xây dựng, việc doanh nghiệp đang cần lúc này là các địa phương phải tích cực vào cuộc để cải cách hành chính thì lúc đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư, sự tham gia của các doanh nghiệp sẽ nhiều hơn.
Trước đó, tại họp báo Chính phủ vào tháng 9 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện nay, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế bởi gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng và quỹ đất. Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận định mức 10% từ toàn bộ dự án nhà ở xã hội, đây là một trong những chính sách hỗ trợ, kèm theo các cơ chế như miễn tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế (thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng) và ưu đãi lãi suất vay vốn. |
Nhà xã hội ế ẩm vì “ưu đãi 1, ràng buộc 2” | |
Người mua nhà xã hội sẽ không còn là đối tượng được vay vốn? | |
Nới lỏng một số điều kiện mua nhà ở xã hội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại