Hà Nội: Các tuyến buýt điện đầu tiên hoạt động ổn định sau 3 tháng vận hành
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác tuyến xe buýt điện hoạt động ổn định, sản lượng hành khách có xu hướng tăng dần, sản lượng hành khách bình quân 16-20 hành khách/lượt |
Kết quả khả quan
Theo số liệu thống kê từ ngày 2-12-2021 đến 5-2-2022 (giai đoạn chạy 50% công suất và tối đa 20 hành khách tại mỗi thời điểm trên xe), các tuyến xe buýt điện hoạt động ổn định, sản lượng hành khách có xu hướng tăng dần, sản lượng hành khách bình quân 16-20 hành khách/lượt. Trong đó, sản lượng vé lượt/lượt giai đoạn từ 2-12-2021 đến 7-02-2022: 3 tuyến là 6,4 hành khách/lượt lên 7,3 hành khách/lượt trong giai đoạn từ 8-2 đến 15-2-2022.
Theo Kế hoạch, trong năm 2022, Hà Nội sẽ tiếp tục đưa vào hoạt động các tuyến xe buýt sử dụng năng lượng sạch (6 tuyến xe buýt điện và dự kiến 11 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu khí CNG). Nếu tính trong năm 2022, sau khi mở mới thêm 06 tuyến xe buýt điện, 3 tuyến buýt kết nối với tuyến đường sắt 2A (3 tuyến sử dụng xe CNG), 17 tuyến buýt mở mới (8 tuyến CNG) tổng số phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch (CNG, xe buýt điện) là 375 xe (đạt 16,8% tổng số xe buýt trợ giá).
Trước đó, UBND TP Hà Nội từng có văn bản số 93/UBND-ĐT đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện để giảm ô nhiễm môi trường.
UBND TP Hà Nội cho rằng, việc sử dụng xe buýt điện phù hợp với chủ trương của Trung ương và thành phố, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ phương tiện sử dụng năng lượng sạch, bảo đảm các yêu cầu an sinh xã hội, phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên, theo quy định, loại hình xe buýt điện chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho nên chưa có cơ sở để tổ chức đấu thầu, đặt hàng theo đúng quy định, vì vậy cần được Chính phủ, các bộ, ngành xem xét tháo gỡ.
Góp phần xây dựng giao thông xanh
Theo ông Thái Hồ Phương, việc đưa 3 tuyến buýt điện đầu tiên của Việt Nam vào hoạt động đã đánh dấu cột mốc quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của TP Hà Nội trong việc góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông, mang đến "trải nghiệm xanh", tiện nghi cho người dân Thủ đô”. Để giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường thì việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng là hết sức cần thiết.
Nhiều doanh nghiệp đã tham góp vào việc triển khai xe buýt điện trên địa bàn Hà Nội, góp phần thực hiện mục tiêu kép: Đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng và giảm ô nhiễm |
Theo đánh giá của các chuyên gia, xe buýt điện sẽ mang lại lợi ích kép: Góp phần giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và giảm ô nhiễm cho các đô thị.
Hiện tại, năng lực vận chuyển của dịch vụ xe buýt công cộng tại Hà Nội và TP HCM chỉ đáp ứng được khoảng 8-12% nhu cầu đi lại của người dân.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thì: Việc xuất hiện xe buýt điện sẽ là tiêu chí mới, riêng biệt và hấp dẫn để thúc đẩy nhiều khách hàng mới cho xe buýt. Đó là những người trưởng thành và cả các bạn trẻ, họ có lý tưởng về bảo vệ môi trường và sinh thái tự nhiên, cả những người có lối sống tối giản, tối thiểu hoá việc mua sắm, sở hữu tài sản, phương tiện và những người này thường lựa chọn đi bộ, xe đạp và xe buýt (vận tải công cộng) để đi lại.
Dự kiến 10 tuyến buýt mở mới sử dụng xe buýt điện trên địa bàn Hà Nội là: Long Biên - Trần Phú - Khu đô thị Smart City; Khu đô thị Smart City - Công viên nước Hồ Tây; Bến xe Giáp Bát - Khu đô thị Smart City; Long Biên - Cầu Giấy - Khu đô thị Smart City; Hào Nam - Khu đô thị Ocean Park; Bến xe Mỹ Đình - Khu đô thị Ocean Park; Mỹ Đình (Hàm Nghi) - Khu đô thị Ocean Park; Khu liên cơ quan sở ngành Hà Nội - Khu đô thị Times City; Khu đô thị Smart City - Vincom Long Biên; Khu đô thị Ocean Park - Sân bay Nội Bài. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại