Góp phần hoàn thiện quy hoạch chung của Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVành đai 2 đã tới giai đoạn hoàn thiện cuối cùng, sẵng sàng cho ngày thông tuyến. Ảnh: Khánh Huy |
Nỗ lực khẩn trương về đích
Sau hơn 4 năm thi công, đường Vành đai 2 trên cao sắp hoàn thiện. Đây là một trong những công trình trọng điểm của Thủ đô Hà Nội. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần hoàn thiện quy hoạch chung của TP.
Theo đại diện đơn vị thi công, tuyến đường sẽ được bàn giao trong tháng 12 còn ngày thông xe do UBND TP Hà Nội quyết định.
Đề cập tới việc kiểm soát tiến độ, chất lượng của dự án giao thông trọng điểm này, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Vingroup Phạm Văn Cương cho biết, chủ đầu tư đã huy động máy móc, nhân lực, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để không chỉ rút ngắn tiến độ mà còn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, làm xong đến đâu nghiệm thu đến đó. Theo tính toán, dự án này có thể vượt tiến độ khoảng hơn 10 tháng so với yêu cầu của TP.
Cũng theo ông Cương, phần đường trên cao được thi công với công nghệ cầu bê tông cốt thép trên đà giáo di động. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đúc dầm được bảo đảm ở mức tốt nhất bằng hệ thống quan trắc hoạt động liên tục. Đặc biệt ở dự án này, ngoài các định mức, chỉ tiêu quy định, Vingroup còn bổ sung quy trình kỹ thuật thử tải gần như 100% để bảo đảm an toàn nhất cho tuyến đường khi đưa vào khai thác. Đoạn trên cao hoàn thành đến đâu đoạn dưới thấp cũng sẽ thi công “cuốn chiếu” đến đó để hoàn thành toàn bộ dự án và bàn giao cho TP Hà Nội trong năm 2023.
Với sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội cho việc triển khai các công trình giao thông trọng điểm của Thủ đô. Các dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân. Do đó, các đơn vị đã nỗ lực tăng tốc thi công, khẩn trương “về đích” song vẫn phải đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Chuẩn bị sẵng các kịch bản khi thông xe
Đường Vành đai 2 đang được gấp rút cho những hạng mục cuối dù chưa thông xe toàn tuyến nhưng những lo vào các giờ cao điểm, lượng xe tham gia giao thông đông khiến đoạn đường này sẽ ùn tắc kéo dài. Đặc biệt, nếu không giải quyết được các “nút thắt cổ chai”, việc thông xe sẽ mất đi ý nghĩa vì vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Trong đó, những “nút thắt cổ chai” ở hai đầu là việc đang hiện hữu trước mắt người dân.
Ở đầu thứ nhất, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vẫn chưa xong, nếu thông xe sẽ hình thành nên “nút thắt cổ chai”, tạo điểm ùn tắc mới. Điểm thứ hai là nút thắt Ngã Tư Sở. Tại đây, điểm kết thúc cùng nhánh lên xuống của đường trên cao cách nút giao này khoảng 150 mét, có sự giao thoa giữa các trục hướng tâm và đường vành đai, cộng thêm tốc độ lưu của đường trên cao khá nhanh (80km/h), sẽ tạo áp lực rất lớn lên nút giao đã mãn tải.
Trước đó, đầu tháng 11/2020, khi Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở được thông xe đã đem đến nhiều kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ùn ứ. Song chỉ thời gian ngắn sau khi thông xe, tình trạng ùn tắc lại tái diễn vào giờ cao điểm.
Để khắc phục tình trạng này, tháng 7/2022, TP Hà Nội đã điều chỉnh phân luồng giao thông tại nút giao này theo hướng ưu tiên phương tiện từ đường Trường Chinh sang đường Láng và ngược lại. Việc điều chỉnh này phần nào làm giảm áp lực giao thông tại nút Ngã Tư Sở, nhưng lại khiến tình trạng ùn tắc tại đường Láng, Tây Sơn thêm nghiêm trọng.
Theo chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình, việc để luồng xe lớn đâm thẳng vào Ngã Tư Sở như hiện nay là không hợp lý. Đồng thời, quanh các nút giao này, đặc biệt nút Ngã Tư Sở rất đông dân cư, các khu đô thị nén gây áp lực cho Vành đai 2 nhưng lại thiếu những trục hướng tâm thay thế.
Bên cạnh đó, việc tuyến Vành đai 2 chỉ có 2 làn đường, không có làn khẩn cấp như những tuyến khác sẽ gây rất nhiều khó khăn khi di chuyển nếu có phương tiện gặp sự cố.
Những phương án được tính đến
Theo các chuyên gia, khi mở rộng cục bộ một tuyến đường, nó sẽ làm thay đổi về mặt phân bổ lưu lượng trên mạng lưới. Hệ quả là có những đoạn tuyến được làm mới hay nâng cao năng lực sẽ tăng tính hấp dẫn, thu hút nhiều phương tiện đi vào, dẫn đến là những đoạn chưa được mở rộng sẽ không thể tiếp nhận được lưu lượng mới tăng thêm. Khi đó, mức độ ùn tắc càng nghiêm trọng hơn.
Thứ 2, quanh các nút giao này, đặc biệt là nút Ngã Tư Sở là những khu vực rất đông dân cư, các khu đô thị nén như Khương Trung, Trung Liệt, Royal City… nhưng lại thiếu những trục hướng tâm thay thế cho tuyến Nguyễn Trãi - Tây Sơn.
Trong phương án đưa ra mới đây, Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất phương án phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức đếm phương tiện hiện trạng và dự kiến sau khi thông xe Vành đai 2 trên cao.
Tuy vậy, phương án này mới chỉ tính đến việc thực hiện tại nút Ngã Tư Sở, trong khi một tuyến mới được nâng cấp, không chỉ ảnh hưởng đến một nút, thậm chí một tuyến, mà cả một mạng lưới. Đó là chưa kể, tháng 9/2023, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 tiếp tục được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện sẽ gia tăng đáng kể trên chính tuyến vành đai này.
Bởi vậy, để đường Vành đai 2 thông xe toàn tuyến được khai thác một cách hiệu quả, rất cần thực hiện đo đếm phương tiện trên toàn tuyến, thậm chí đánh giá cả sự tác động đến các khu vực xung quanh một cách bài bản, để từ đó có giải pháp phân luồng, điều tiết giao thông hợp lý, một cách hiệu quả nhất.
Cần nghiên cứu phân loại những phương tiện được lưu thông trên tuyến đường. Đồng thời, cần đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại, tăng cường hơn nữa hệ thống camera xử phạt nguội từ lực lượng chức năng, kết hợp dữ liệu vi phạm được người dân gửi về. Những vị trí hệ thống camera chưa khỏa lấp hết thì cần lực lượng CSGT tăng cường tuần tra lưu động để xử lý.
Về lâu dài, cần sớm đầu tư hoàn thiện toàn tuyến đường Vành đai 2 theo vòng tròn khép kín, để không còn những điểm nghẽn như tại đường Láng hiện nay, khả năng lưu thoát của toàn tuyến mới được đảm bảo.
Đưa ra giải pháp khắc phục, ông Phan Lê Bình cho rằng, cần sớm đầu tư hoàn chỉnh đoạn trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy theo quy hoạch toàn tuyến vành đai 2 đã được phê duyệt. Khi đó, trục vành đai 2 sẽ thông suốt từ cầu Vĩnh Tuy tới cầu Nhật Tân. |
Lấy ý kiến về nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội | |
Hà Nội duyệt nhiệm vụ quy hoạch 5 phân khu đô thị vệ tinh huyện Sóc Sơn | |
Góp phần quản lý sử dụng quỹ đất hiệu quả |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại