Gỡ khó Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhu nhà ở thuộc Dự án thí điểm nhà ở cho công nhân thuê tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Nhật Nam |
Quỹ phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân
Việc triển khai các dự án NƠXH, nhà ở cho công nhân các chủ đầu tư cho biết, hiện nay đa số các dự án được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn công, một số dự án do tư nhân thực hiện. Khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân sách do được bố trí cho các dự án NƠXH rất ít. Với nguồn vốn như hiện nay sẽ rất khó khi triển khai đầu tư xây dựng NƠXH. Gói 120.000 tỉ đồng từ các ngân hàng thương mại, nhưng với mức lãi suất như vậy vẫn là cao.
Chủ đầu tư làm NƠXH, lợi nhuận khống chế là không quá 10% nhưng lãi suất vay đã hơn 8%, chưa kể vấn đề thủ tục phức tạp hơn cả nhà ở thương mại, rồi cả thanh tra, kiểm tra sau hoàn thành…, rất khó thu hút được DN tham gia. Chưa kể, nguồn của gói 120.000 tỉ đồng chủ yếu là huy động ngắn hạn nhưng lại cho vay làm NƠXH là dài hạn, nên chưa phù hợp.
Do đó các chuyên gia cho rằng: Không nên áp dụng theo các gói, chương trình một vài năm như hiện nay. Đặc biệt, có thể thành lập quỹ phát triển NƠXH gồm: Nguồn tiền thu từ quỹ đất cho NƠXH; Vốn góp từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; Phát hành trái phiếu chính phủ/chính quyền địa phương; Vốn đối ứng, bổ sung từ các tổ chức tín dụng trong nước; Nguồn vốn ODA, các tổ chức tài chính quốc tế. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê nhưng phải theo quy hoạch, thiết kế chuẩn…
Theo cơ cấu tín dụng cho vay NƠXH, có thể 40% cho DN và 60% cho người mua nhà. Thành lập quỹ phát triển NƠXH ở các đô thị có nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung quy mô lớn để các DN có nhiều công nhân chưa có chỗ ở có thể đóng góp vào quỹ để phát triển NƠXH cho người lao động.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, nhận định: Quỹ phát triển NƠXH rất quan trọng trong lúc này để giải quyết khó triển khai NƠXH và nhà ở cho công nhân. Quỹ này nên xuất phát từ Chính phủ phát hành trái phiếu dài hạn có ưu đãi, miễn thuế. Tiền từ trái phiếu sẽ đưa vào quỹ, cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp khoảng 3%. Ngân hàng nhờ đó mới có thể cho người dân vay với lãi suất hấp dẫn 5% được. Đây là sẽ là giải pháp để tạo ra nguồn vốn quan trọng phát triển NƠXH, nhưng không dễ để thực hiện.
Với tinh thần, “chung tay, chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn", Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục xem xét chỉ đạo có các giải pháp giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng, tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với BĐS, đẩy mạnh tiến hành khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ…
Bộ Tài chính thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát, với các biện pháp giảm, giãn hoãn thuế, phí, lệ phí… (trong đó: giảm thuế VAT phải nhanh với tinh thần "cái gì được thì cho đi trước", không thể chờ cả gói mới thực hiện miễn là đúng luật pháp); Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển. Bên cạnh đó, Bộ đánh giá kỹ lưỡng và triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu DN phục vụ phát triển thị trường BĐS; nghiên cứu sớm hình thành Quỹ phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán để xây dựng sàn giao dịch BĐS và đất đai đảm bảo công khai, minh bạch theo thị trường, thông tin đầy đủ chính xác cho khách hàng trên giao dịch sàn. Theo đó, Thủ tướng, lưu ý chú trọng phân khúc NƠXH, nhà ở công nhân, nhà cho người thu nhập trung bình. Lãnh đạo các tỉnh, TP cần chú trọng đẩy mạnh phát triển NƠXH, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ, thực chất, hiệu quả, không hình thức, không ồn ào, nói đi đôi với làm.
Tháo gỡ khó khăn
Về việc tháo gỡ khó khăn Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ động phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, nhất là với Luật Đất đai (sửa đổi). Bộ Xây dựng rà soát nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất các nội dung cần sửa đổi Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ để thúc đẩy phát triển NƠXH. Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021 về phát triển và quản lý NƠXH và Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình của Bộ Xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn.
UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đẩy mạnh và nhanh hơn nữa công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch; nghiên cứu đơn giản hóa, rút ngắn các thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết gây lãng phí thời gian công sức và tiền của cho nhân dân theo thẩm quyền. Các DN, chuyên gia cho rằng cần có cơ chế ưu đãi mạnh, hấp dẫn chủ đầu tư, như các chính sách về quỹ đất, lựa chọn nhà đầu tư, giao đất… Về quy trình đầu tư phải có tính đặc thù, rút ngắn thời gian giải quyết.
Đặc biệt, về tiêu chí người mua NƠXH và quy trình thủ tục xét duyệt, giới chuyên gia, DN đề nghị tận dụng ngay các dữ liệu về dân cư mà ngành công an đang quản lý để rút ngắn, đơn giản hóa thủ tục xét duyệt đối tượng được mua nhà.
Nhà ở xã hội có được vay thế chấp hay không? | |
Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã bắt đầu giải ngân | |
Đề xuất bán đấu giá 3.790 căn hộ lần thứ tư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại