Nhà ở xã hội có được vay thế chấp hay không?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Căn cứ tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu thế chấp nhà ở xã hội là việc một bên dùng nhà ở xã hội để thực hiện nghĩa vụ nào đó và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
Tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.
Chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, người thuê, mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp nhà ở xã hội trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó. Đồng thời chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nên quy định nhà ở xã hội chỉ cho thuê, không được mua bán? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại