Chủ nhật 01/09/2024 06:10

Gỡ các rào cản pháp lý đối với việc ghép tạng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trình độ ghép mô, tạng của các bác sĩ Việt Nam tương đương các nước tiên tiến trên thế giới khi đã thực hiện ghép được các tạng: thận, gan, tim, phổi... Tuy nhiên, thực tế hiện nay do còn khá nhiều rào cản, cho nên số người mắc các bệnh hiểm nghèo chưa được cứu sống nhờ ghép tạng còn cao, trong khi đó nhiều tạng (từ người chết não, chết tim) lại bỏ phí.
Các bác sỹ thực hiện ca ghép tạng cho bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: T. Giang
Các bác sỹ thực hiện ca ghép tạng cho bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: T. Giang

Những thống kê ấn tượng

Theo số liệu của Trung tâm Ðiều phối ghép tạng quốc gia, năm 2023 số người được ghép tạng tại Việt Nam là 1.000 người, trở thành nước có nhiều người được ghép tạng nhất Ðông Nam Á. Nhưng số người được ghép này chủ yếu lấy từ nguồn tạng của người hiến còn sống, còn nguồn tạng lấy từ người chết não quá thấp (cả năm 2023 chỉ có 12 người và trong 6 tháng đầu năm 2024 có 12 người hiến chết não).

Vì thiếu nguồn tạng từ người cho chết não nên phần lớn (94%) ca ghép là lấy nguồn tạng từ người hiến sống. PGS. TS Ðồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Ðiều phối ghép tạng quốc gia chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn nguồn tạng hiến từ người chết não, chết tim nhiều hơn. Vì một người chết não hay chết tim có thể hiến được 8 tạng (thận, gan, phổi, tim, tuyến tụy, giác mạc…), còn người sống chỉ lấy và ghép được một bộ phận, chưa kể còn có những rủi ro về sức khỏe đối với người hiến sau hiến tạng".

Xác định điểm cần gỡ khó

Tại hội thảo về hiến, lấy, ghép và điều phối mô tạng tại Việt Nam tổ chức ngày 16/7, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chỉ rõ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người đăng ký cũng như hiến mô, tạng tại Việt Nam còn thấp. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, rào cản đầu tiên chính là nhận thức, khi phần lớn người dân vẫn có quan niệm "chết phải toàn thây", e ngại đụng vào thân thể người thân sau khi chết, cùng đó là tâm lý sợ ảnh hưởng đến gia đình, phần lớn người dân chưa nhận thấy hiến tạng là văn hóa, trách nhiệm và từ bi với cộng đồng. Ngoài ra, người dân còn chưa hiểu rõ về cách thức đăng ký hiến tạng… Chính vì vậy, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường vận động người dân theo từng nhóm đối tượng, cần thiết phải thay đổi các quy định về việc hiến mô, tạng để giúp tăng nguồn tạng, từ đó sẽ có nhiều cuộc đời được hồi sinh và nhiều cái chết không chỉ "về với cát bụi" mà sẽ nhân thêm sự sống, mang lại nhiều hạnh phúc cho cuộc đời.

Theo Ðại đức Thích An Ðạt, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, địa táng hay "chết toàn thây" không phải là quan niệm của nhà Phật. Vì thế, thời gian tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai chương trình phối hợp truyền thông cho cộng đồng về hiến mô, tạng là một trong những thực hành theo tinh thần từ bi của nhà Phật...

Gỡ các rào cản pháp lý đối với việc ghép tạng

Rào cản lớn thứ hai là về pháp lý. PGS, TS Ðồng Văn Hệ chia sẻ, hiện tại chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về việc hiến, tặng mô, tạng, trong khi đó, một số vấn đề chuyên môn sâu, phức tạp thì trong luật ghi tương đối ngắn gọn, không cụ thể. Vì thế, vận động được người đăng ký hiến tạng đã khó, nhưng trăn trở hơn là rất nhiều trường hợp người đã đăng ký hiến tạng không may qua đời, bác sĩ vẫn không thể lấy được tạng hiến để cứu người. Thậm chí có những trường hợp, gần như cả gia đình đã đồng ý hiến tạng người thân chết não, nhưng đến phút cuối chỉ cần một người thân trong gia đình không đồng ý là toàn bộ ê-kíp lấy tạng phải dừng lại, người chờ ghép lại tiếp tục phải chờ may mắn lần sau.

Trung tâm Ðiều phối ghép tạng quốc gia vừa thành lập 9 hội đồng và xây dựng quy trình điều phối, ưu tiên, tiêu chí ghép tạng, tiêu chí cấp cứu. Việc thành lập các hội đồng này sẽ giúp các cơ sở y tế tham gia mạng lưới hiến, tặng mô, tạng và mạng lưới ghép có quy trình phân phối tạng minh bạch, công khai, hiệu quả và nhanh chóng, không lãng phí nguồn tạng hiến. Ðáng chú ý, việc thành lập các hội đồng có sự tham gia của đại diện các bệnh viện trong mạng lưới sẽ góp thêm tiếng nói để trung tâm đưa ra quy trình chuẩn hơn, cũng từ đó, lan tỏa các thông điệp về hiến, tặng mô, tạng đến từng bệnh viện và trong giới y khoa.

Hiện cả nước mới có 26 bệnh viện tham gia mạng lưới bệnh viện vận động hiến mô, tạng là quá ít. Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu mạng lưới bệnh viện hiến được mở rộng thì sẽ có thêm nhiều tạng cho người cần ghép. Ðồng thời quá trình điều phối về việc hiến-ghép, cho-nhận tạng cũng sẽ thông suốt hơn giữa các bệnh viện, không cần phải chuyển người chết não tiềm năng tới bệnh viện khác để lấy mô, tạng vì việc chuyển viện sẽ tăng nguy cơ ngừng tim, khiến các tạng bị ảnh hưởng, dẫn tới không bảo đảm để ghép. Một trong những mục tiêu lớn giúp nhiều người dân hiểu về hiến, tặng mô, tạng thì trước tiên phải đào tạo, giúp giới y khoa hiểu đúng, từ đó các nhân viên y tế tự tin có đủ năng lực để lan tỏa nghĩa cử, hành vi đúng đó tới cộng đồng. Chính vì vậy, từ tháng 8/2024, nội dung đào tạo về ghép tạng, hiến mô tạng; Luật Hiến mô tạng; chết não, phát hiện và quản lý chết não tiềm năng… sẽ được đưa vào chương trình đào tạo thường quy của Trường đại học Y Hà Nội, sau đó mở rộng giảng dạy ở các trường đại học y khác.

PGS, TS Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, các quy định của pháp luật cần được điều chỉnh để làm tăng cơ hội hiến tạng sau chết não như điều kiện có thể hiến tạng sau chết; tuổi hiến tạng; chế độ cho người hiến tạng và gia đình; cơ chế tài chính về chi phí, thanh toán cho vận động hiến, ghép và sau ghép… Mặt khác, cần coi việc đăng ký hiến mô, tạng của mỗi người giống như di chúc để đến lúc không may người đó bị chết não thì gia đình không thể can thiệp vào di chúc đó. Hoặc cần có quy định về gia đình chỉ bao gồm bố, mẹ, vợ, con để yêu cầu sự đồng ý của họ về việc hiến tạng của người chết não chứ không phải quy định như hiện nay.

Trong hoạt động hiến, lấy ghép tạng hiện nay, công tác truyền thông cũng là một mắt xích rất quan trọng, giúp mỗi người hiểu hơn về việc hiến mô, tạng, đó là trao lại sự sống cho những người bệnh khác. Do vậy, trong các hoạt động truyền thông, cần lan tỏa thông điệp "cho đi là còn mãi".
Lần đầu tiên thực hiện thành công ca lấy đa tạng từ người cho chết não tại một bệnh viện tuyến tỉnh Lần đầu tiên thực hiện thành công ca lấy đa tạng từ người cho chết não tại một bệnh viện tuyến tỉnh
Kỳ 1: Hiến tạng người thân, cứu nhiều người khác khỏi “cửa tử” Kỳ 1: Hiến tạng người thân, cứu nhiều người khác khỏi “cửa tử”
Thủy Liên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hơn 70.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ lập Kỷ lục Việt Nam

Hơn 70.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ lập Kỷ lục Việt Nam

Hưởng ứng sự kiện “Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024”, hoạt động đồng diễn dân vũ của 1.000 phụ nữ Thủ đô tại điểm cầu chính Hoàng thành Thăng Long và hơn 70.000 phụ nữ tại 579 xã, phường, thị trấn hiện đang hoàn thiện thủ tục xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Thanh niên Hà Nội lan tỏa mô hình cưới văn minh theo nếp sống mới

Thanh niên Hà Nội lan tỏa mô hình cưới văn minh theo nếp sống mới

Ngày 30/8, Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội và đơn vị tài trợ đã trao tặng 30 cặp nhẫn cưới tổng trị giá 150 triệu đồng cho 30 cặp đôi cán bộ Đoàn - Hội, thanh niên khuyết tật, thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội đăng ký cưới theo nếp sống mới.
Lời cảnh tỉnh từ câu chuyện của nam thanh niên đói lả trên cầu Nhật Tân lúc nửa đêm

Lời cảnh tỉnh từ câu chuyện của nam thanh niên đói lả trên cầu Nhật Tân lúc nửa đêm

Thông tin từ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội, trong qúa trình làm nhiệm vụ tuần tra, Công an phường Phú Thượng đã phát hiện, giúp đỡ một nam thanh niên quê Lạng Sơn đang gặp khó khăn tại Hà Nội…
Quận Hoàn Kiếm: ra quân đảm bảo trật tự đô thị nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Quận Hoàn Kiếm: ra quân đảm bảo trật tự đô thị nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Sáng 31/8, Ban chỉ đạo 197 phường Hàng Đào, Hàng Trống tổ chức ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng chào mừng Quốc khánh 2/9 và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) từ 20/8/2024 đến 14/10/2024.
Hà Nội chốt trực tại 112 vị trí, chống ùn tắc dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội chốt trực tại 112 vị trí, chống ùn tắc dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu các Đội Thanh tra bố trí 112 vị trí trên các tuyến đường, khu vực bến xe khách để tránh ùn tắc dịp lễ Quốc khánh 2/9.
Hà Nội: 700 phương tiện được tăng cường phục vụ khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: 700 phương tiện được tăng cường phục vụ khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp lễ Quốc khánh, Hà Nội sẽ tăng cường 700 phương tiện vận tải hành khách tại các bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình.
Vĩnh Phúc: nhóm “đất tặc” ngang nhiên chống người thi hành công vụ

Vĩnh Phúc: nhóm “đất tặc” ngang nhiên chống người thi hành công vụ

Bị phát hiện san gạt diện tích đất rừng trái phép, vận chuyển tài nguyên đất trái phép, Lục Văn Ba đã có hành vi cản trở, chống đối lực lượng chức năng.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 30/8 đến ngày 9/9 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 30/8 đến ngày 9/9 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 30/8 đến ngày 9/9/2024.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 23/8 đến ngày 2/9 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 23/8 đến ngày 2/9 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 23/8 đến ngày 2/9/2024.
Hà Nội tăng cường quản lý phương tiện vận chuyển học sinh

Hà Nội tăng cường quản lý phương tiện vận chuyển học sinh

Trong bối cảnh Luật Trật tự, an toàn giao thông chuẩn bị được thực thi, Hà Nội đã chủ động thắt chặt việc kiểm tra các phương tiện vận chuyển học sinh nhằm đảm bảo an toàn cho các em trong quá trình di chuyển.
Xây dựng đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Xây dựng đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Hà Nội: tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, thực hiện đúng các quy định về thu, chi tài chính đầu năm học

Hà Nội: tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, thực hiện đúng các quy định về thu, chi tài chính đầu năm học

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa có văn bản về việc tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động