Giao nhiệm vụ quyền hạn cho TP cần có quy định rành mạch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Hà Nội trong 25 phút trình diễn ánh sáng 3D tại Ô Quan Chưởng. Ảnh: Khánh Huy |
Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu, Thủ đô Hà Nội là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước và là một địa điểm đặc thù của vùng phía Bắc, cho nên riêng đặc thù cho Thủ đô Hà Nội và xây dựng một Luật Thủ đô Hà Nội theo Tờ trình của Chính phủ, thẩm tra của Ủy ban Pháp luật là hết sức cần thiết và ông đồng tình cao.
Về những nội dung cụ thể trong dự thảo Luật và báo cáo thẩm tra, đại biểu có một số ý kiến:
Về tổ chức chính quyền đô thị theo Chương II, chính quyền đô thị kế thừa Nghị quyết 92 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rất cụ thể, rõ ràng, cho nên ông Phạm Văn Hoà thống nhất. Tuy nhiên, trong nội dung này, đại biểu đề nghị Thủ đô Hà Nội nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị của TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng là không tổ chức HĐND cấp quận. Chính quyền đô thị của TP Hà Nội chỉ đề xuất không tổ chức HĐND phường, còn HĐND cấp quận vẫn để nguyên.
Hiện nay, chúng ta đang tổng kết, TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh cho rằng, không tổ chức chính quyền HĐND của cấp quận đã hiệu quả nên đề nghị đối với Thủ đô Hà Nội cần nghiên cứu về vấn đề này. nghị nghiên cứu, còn việc tổ chức hay không tổ chức đó là đề xuất trong Luật Thủ đô và ý kiến của Quốc hội nghiên cứu để xem xét sao cho hợp lý, giảm được biên chế, giảm được số đầu người mà hiệu quả hoạt động đạt cao.
Về số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội, đại biểu thống nhất theo tờ trình là tăng số lượng đại biểu của HĐND TPtừ 95 lên 125. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, vì TP Hà Nội dân số rất đông mà tổ chức HĐND cấp phường không có. Nếu tổ chức HĐND cấp quận càng không có nữa. Vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND TP là rất cần thiết.
Tuy nhiên, đại biểu đề xuất như ý kiến của Ủy ban Pháp luật nên tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách cao lên so với hiện nay, thay vì đề xuất mà không nói rõ hoạt động chuyên trách là tăng số lượng bao nhiêu, trong này có ghi là 35% tới 40%. Nếu cần thiết được như vậy thì rất tốt, đồng thời phân bổ theo một số đại biểu khác cho các ngành cho hợp lý là cần thiết.
Về cơ cấu HĐND TP, đại biểu rất thống nhất. Tuy nhiên, cần xem xét lại cơ cấu Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP là Thường trực của HĐND TP. Mặc dù là cơ chế đặc thù nhưng toàn quốc hiện nay, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP không cơ cấu là Thường trực của HĐND TP, chỉ duy nhất Hà Nội đề xuất, ông Phạm Văn Hòa đề nghị nên có xem xét lại.
Nếu đưa thẳng vào Luật sau này sẽ khó. Cho nên, có cần thiết đưa Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội hay không? Trường hợp này, nếu đưa ra như vậy về công tác tổ chức cán bộ gặp khó khăn, vì không phải của HĐND mà là Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP chứ không phải chỉ có HĐND. Cho nên cơ cấu chức danh này vào thành Thường trực thì hoạt động bên Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ ra sao, đề nghị cũng nên xem xét?
Về vấn đề tăng biên chế, đề nghị thống nhất như của Ủy ban Pháp luật, vì thẩm quyền biên chế này của cấp thẩm quyền quyết định cho nên tôi nghĩ rằng muốn tăng giảm như thế nào phải do cấp thẩm quyền quyết định. Nếu cần thiết biên chế của Hà Nội tăng đề xuất cấp thẩm quyền quyết định, đại biểu cho là phù hợp.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của TP, ông Phạm Văn Hòa thống nhất. Tuy nhiên, giao nhiệm vụ quyền hạn cho TP cần có một quy định rõ ràng, rành mạch để cụ thể hơn.
Về chính quyền đô thị Thành phố thuộc Thành phố, tôi nghĩ hiện nay Thành phố Hà Nội chưa có như của TP Hồ Chí Minh cho nên, đại biểu đề nghị không ghi vào Luật. Khi nào có, lúc đó HĐND TP sẽ trình Chính phủ và Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ quyết định sẽ cho thực hiện cơ chế này.
Về cơ cấu tổ chức HĐND phường, trong đó có cơ cấu Trưởng Công an phường là thành viên trong biên chế của UBND phường đề nghị xem lại. Trong biên chế của UBND phường, đại biểu thấy không hợp lý, cần phải có nghiên cứu xem xét lại làm sao cho hiệu quả.
Về thu hút trọng dụng nhân tài theo đề xuất tại Điều 17, ông Phạm Văn Hòa thống nhất cao. Đối với Thủ đô Hà Nội cần phải có chế độ chính sách đặc thù giống như TP Hồ Chí Minh để có cơ chế tốt, cơ chế thoáng để thu hút được nhân tài phục vụ cho TP Hà Nội.
Tuy nhiên, trong quy định tại khoản 2 Điều 7 có những nội dung ghi rất chung chung là Hà Nội phát triển nguồn nhân lực nói chung, mà chưa giải thích được rõ ràng căn cứ pháp lý cho những đối tượng thuộc diện chưa có quy định. Ví dụ như đào tạo học sinh, sinh viên nhưng đối tượng học sinh, sinh viên này có cơ chế đặc thù như thế nào và đối tượng học ra sao?
Như thời gian qua có một số nơi, đặc biệt như TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số nơi khác, sinh viên đào tạo xong không về mà ở nước ngoài luôn, thậm chí về cũng không phục vụ cho cơ quan quản lý Nhà nước mà lại phục vụ cho doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó ngân sách của TPbỏ tiền ra cho các em ăn học. "Tôi thống nhất nhưng phải có quy định cụ thể để ràng buộc về phục vụ cho TP như thế nào, ra làm sao trong thời gian bao nhiêu năm để mang lại hiệu quả, không phải như trước đây" - đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.
Về dư nợ của TP Hà Nội theo khoản 4 Điều 35, ông rất thống nhất, tuy nhiên đề nghị mức trần vay nợ là 120% thu ngân sách của TP được hưởng phân cấp, giống như của TP Hồ Chí Minh, như vậy sẽ phù hợp giữa 2 TP. Mặc dù Thủ đô Hà Nội có Luật Thủ đô nhưng TP Hồ Chí Minh có cơ chế đặc thù.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Làm rõ phạm vi áp dụng | |
Kỳ cuối: Tạo thể chế thuận lợi cho Thủ đô được chủ động trong việc sử dụng ngân sách |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại