Thứ năm 10/10/2024 02:12

Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 6/9, Thành ủy Hà Nội ban hành Điện của Thường trực Thành ủy về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia
Vị trí và đường đi của bão số 3. Ảnh: Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của Thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3. Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra, tập trung kêu gọi, vận động người dân khẩn trương về nơi cư trú an toàn; tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là. Qua đó, đề cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, nhất là tại các khu vực ven sông, bệnh viện, trường học, khu vực tập trung đông dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp.

Chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Các cơ quan, đơn vị chủ động phương án sẵn sàng hiệp đồng với lực lượng quân đội, công an để làm tốt công tác phòng, chống bão, lũ.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố, các quận ủy, huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy, các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố chủ động nắm sát tình hình bão để tập trung kịp thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão và tăng cường kiểm tra việc thực hiện theo chỉ đạo tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Chủ tịch UBND Thành phố. Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, phải huy động tối đa đảm bảo có điện cao nhất và khắc phục sự cố nhanh nhất, duy trì cung ứng điện khi có mưa, lũ xảy ra; đặc biệt đảm bảo điện phục vụ cho các công trình tiêu úng, thoát lũ. Theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang; đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân. Chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất...

Đối với các Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Chiếu sáng và thiết bị đô thị cần phải ứng trực 100% nhân lực, thiết bị theo phương án phòng chống thiên tai, xử lý úng ngập nội đô, khu vực nông nghiệp, hỗ trợ xử lý úng ngập các quận, huyện giáp ranh. Lưu ý kiểm tra tất cả các trạm bơm do Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; hạ mực nước các hồ chứa về mức tối thiểu nhất. Kịch bản nếu trường hợp bị ngập úng sâu thì phải ưu tiên chống ngập cho các trạm bơm trước (bảo đảm 100% trạm bơm phải có điện). Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn công trình xây dựng đang thi công và nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, bệnh viện, nhất là những nơi ven sông và các vị trí xung yếu khác. Có biện pháp hiệu quả để phòng chống úng ngập khu đô thị; chằng chống, cắt tỉa, giải tỏa các cây có nguy cơ gẫy, đổ, ứng phó mưa to, gió lớn.

Xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ để di chuyển đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Đối với các công trường xây dựng, phải có biện pháp chống rơi vật liệu từ trên cao; cần trục tháp phải hạ cần và cố định cần trục.

Triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ. Theo dõi số lượng khách du lịch, thông tin đến các doanh nghiệp du lịch về tình hình bão để chủ động ứng phó.

Thường trực Thành ủy giao Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố và các cơ quan báo chí của thành phố thường xuyên cập nhật, phát tin về diễn biến của cơn bão và sự chỉ đạo công tác phòng, chống bão của các cấp, các ngành để cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão.

Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố. Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tinh thần ở mức cao nhất. Có thể hoãn các cuộc họp, hội nghị, sự kiện không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão. Đơn vị nào để xảy ra thiệt hại về người, tài sản do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão thì người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy.

Thường trực Thành ủy, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy chủ động bố trí thời gian trực tiếp xuống các đơn vị được phân công phụ trách, cùng bí thư cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão trên địa bàn. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công lãnh đạo và các lực lượng chức năng ứng trực nghiêm túc 24/24h, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền về thành phố (qua Văn phòng UBND thành phố). Về chế độ báo cáo: yêu cầu Thủ trưởng các tổ chức đảng, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị định kỳ trước 16h hằng ngày báo cáo tình hình công tác phòng, chống bão, lũ, sạt lở trên địa bàn, cơ quan, đơn vị mình về Thành ủy (qua Văn phòng Thành ủy), UBND Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố để nắm bắt, chỉ đạo.

Bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ ở cấp siêu bão
Trường học Hà Nội sẵn sàng các kế hoạch triển khai phương án ứng phó với thiên tai
Hà Nội khẩn trương triển khai phòng chống "siêu bão" Yagi
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cần nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các vấn đề lớn có tính toàn cầu

Cần nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các vấn đề lớn có tính toàn cầu

Chiều 9/10/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự phiên đối thoại với đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và Thanh niên ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN: sứ mệnh xây dựng một cộng đồng kết nối hơn và tự cường hơn

Hội nghị Cấp cao ASEAN: sứ mệnh xây dựng một cộng đồng kết nối hơn và tự cường hơn

Sáng 9/10/2024, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Viêng-Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste cùng nhiều đại diện đối tác, tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc.
Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Ngày 7/10, Hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” đã hoàn thành.
Khánh thành Bệnh viện Nhi Hà Nội - công trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Khánh thành Bệnh viện Nhi Hà Nội - công trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Ngày 9/10, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình Bệnh viện Nhi Hà Nội - công trình trọng điểm, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô ((10/10/1954 - 10/10/2024).
Khắc ghi chiến công của quân và dân Hà Nội trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô

Khắc ghi chiến công của quân và dân Hà Nội trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô

Sáng 9/10, Đoàn đại biểu đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm tại tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” và tượng đài phù điêu “Hà Nội – Mùa đông năm 1946”.
Khai mạc Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024

Khai mạc Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024

Sáng 9/10/2024, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Hà Nội vinh danh 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Hà Nội vinh danh 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, TP Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt”; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024 và phát động phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" năm 2025.
Giữ rừng để giảm nhẹ thiên tai

Giữ rừng để giảm nhẹ thiên tai

Hiện tượng sạt lở đất, sạt lở núi xảy ra đã nhiều lần trong nhiều năm qua, nhưng đó là những lần đất bị mất chân gây trôi, sạt hay lở xuống. Còn lần này là bùn, bùn nhão.
Cú hích cho phát triển kinh tế

Cú hích cho phát triển kinh tế

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, có chiều dài 1.541km đi qua 23 nhà ga được xác định sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD và thời gian hoàn thành vào năm 2035.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động