Thứ bảy 18/05/2024 19:12
Đào tạo giáo viên theo nhu cầu:

Địa phương chịu trách nhiệm về xác định nhu cầu và sử dụng nguồn nhân lực giáo viên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 29-4, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương. Nghị định với nhiều quy định mới, có ý nghĩa lớn, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho những sinh viên mong muốn được học tập và cống hiến trong ngành sư phạm; đồng thời tạo cơ chế cho các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp giáo dục địa phương.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nói: Sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển học nghề, phát triển con người Việt Nam là trọng tâm đặt ra. Đến thời điểm hiện tại của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì yếu tố then chốt chính là đào tạo người thầy (đội ngũ giảng viên, nhà giáo).

Cơ chế giao nhiệm vụ, cơ chế đặt hàng và đấu thầu trong Nghị định 116 khá mới mẻ. Mặc dù nghị định đã được chuẩn bị rất là kỹ lưỡng, qua thời gian rất dài với góc nhìn và sự đóng góp ý kiến của rất nhiều bên liên quan. Nhưng đây là 1 vấn đề rất là lớn với tất cả chúng ta, tại địa phương, cơ sở đào tạo giáo viên, đặc biệt là (với các bậc/ngành học), chắc chắn là (việc kiểm định) nội dung nghị định này trong quá trình triển khai sẽ đặt ra nhiều vấn đề.

“Vì thế hội nghị hôm nay để những người có trách nhiệm triển khai nội dung của nghị định này nắm rõ và bàn thảo những vấn đề có tính vướng mắc, phát sinh trong thực thế để gửi lên bộ GD&DT cũng như các Bộ, ngành liên quan, lên Chính phủ để việc thực hiện Nghị định hiệu quả” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Địa phương chịu trách nhiệm về xác định nhu cầu và sử dụng nguồn nhân lực giáo viên
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: P.T)

Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT đã báo cáo về trách nhiệm và quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ tiền học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25-9-2020 của Chính phủ. Qua đó, ông Trần Tú Khánh cũng nhấn mạnh những điểm mới của Nghị định so với những Luật và Nghị định trước đó về đào tạo giáo viên.

Trong đó, có vấn đề phải bồi hoàn kinh phí đào tạo nếu ra trường không công tác trong ngành giáo dục theo quy định.

Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm: Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.

Vấn đề được ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh là: “Đối với các đơn vị đào tạo có thể đào tạo theo cơ chế đặt hàng của nhiều tổ chức, cá nhân, kinh phí đào tạo có thể thỏa thuận, qua đó đòi hỏi các trường phải đào tạo thực tế, tăng chất lượng đào tạo. Còn địa phương chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc đưa ra những con số nhu cầu đào tạo”.

Nhằm mục đích gắn trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý từ xác định nhu cầu, đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên đến khâu tuyển dụng, bố trí việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp, Nghị định quy định, hằng năm, UBND cấp tỉnh rà soát tính toán và xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên tại địa phương của từng trình độ, cấp học, ngành học, môn học cho năm tuyển sinh gửi Bộ GD&ĐT trước ngày 31-1 hằng năm và công khai trên các phương tiện thông tin, truyền thông.

Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo của địa phương và nhu cầu xã hội, điều kiện bảo đảm chất lượng và năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên để thực hiện tuyển sinh.

Căn cứ chỉ tiêu được Bộ GD&ĐT thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo công khai rộng rãi cho các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo giáo viên và thông báo lên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên.

Căn cứ vào chỉ tiêu được thông báo của các cơ sở đào tạo giáo viên và nhu cầu đào tạo giáo viên của địa phương, UBND cấp tỉnh có nhu cầu quyết định thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên.

Địa phương chịu trách nhiệm về xác định nhu cầu và sử dụng nguồn nhân lực giáo viên
Địa phương chịu hoàn toàn trách nhiệm đố với việc đưa ra những con số về nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn đào tạo giáo viên (Ảnh: P.T)

Để gắn trách nhiệm của cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu trong việc thu hồi kinh phí hỗ trợ, Nghị định quy định giao cho UBND cấp tỉnh ra thông báo thu hồi và thông báo cho sinh viên sư phạm và gia đình đối với các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí.

Việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu nhằm gắn trách nhiệm của các địa phương trong đào tạo và bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp nhằm tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thực trạng sinh viên sư phạm ra trường làm trái ngành nghề đào tạo đang diễn ra.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã nêu lên những khó khăn vướng mắc từ phía các địa phương cũng như ý kiến từ các đơn vị đào tạo để việc triển khai nghị định hiệu quả hơn.

Ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết: Để triển khai 116 phải thực hiện theo những văn bản khác liên quan như: Xác định chỉ tiêu, tuyển sinh…

Vấn đề xác định như cầu sử dụng của địa phương: UBND phải rà soát số lượng giáo viên cần tuyển , tính toán thời gian tới sử dụng, tuyển mới là bao nhiêu và phải phù hợp với từng năm, với từng ngành học, từng môn học.

Chỉ tiêu đặt hàng là số lượng địa phương đã khảo sát, địa phương sử dụng 1000, nhưng chỉ giao chỉ tiêu cho các trường, tổ chức đầu thầu mà ít hơn là không phù hợp. Mà đặt hàng thì phải phù hợp với con số khảo sát.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định: Hội nghị chưa thể giải quyết được mọi vấn đề của đào tạo, tuyển dụng, sử dụng giáo viên, mà trước tiên là thông nhất được phạm vi, mục đích, cách triển khai sao cho hiệu quả nhất. Các cơ sở đào tạo, các địa phương đã thống nhất rõ về trách nhiệm của các bên liên quan.

“Những vấn đề các đại biểu đưa ra, trong đó có vấn đề biên chế giáo viên sẽ được Bộ GD&ĐT tiếp thu để kiến nghị lên Chính phủ, từ đó có sự điều chỉnh, có kế hoạch tổng thể về biên chế giáo dục. Chúng ta phải đặt nhu cầu đi trước, tuyển dụng đi theo. Khi đó quy trình đặt hàng, nhận đặt hàng đào tạo diễn ra thuận tiện, có hiệu quả” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Luật Giáo dục 2019 được ban hành và có hiệu lực đã khắc phục cơ bản những bất cập của Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009, trong đó tại khoản 4 Điều 85 Luật Giáo dục 2019 đã thay đổi chính sách không thu học phí (quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998, Điều 89 của Luật Giáo dục 2005) thành chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm trong toàn khóa học và sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ.

Nghị định 116 áp dụng đối với sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi (gọi chung là sinh viên sư phạm).

Thách thức về đổi mới, đào tạo giáo viên Thách thức về đổi mới, đào tạo giáo viên

Những năm qua, việc sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm, việc tăng chất lượng đầu vào, việc có ưu đãi cho sinh ...

10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên cao đẳng, trung cấp 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên cao đẳng, trung cấp

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, ...

Sẽ xây dựng 8 – 10 trung tâm đào tạo giáo viên sư phạm trên cả nước Sẽ xây dựng 8 – 10 trung tâm đào tạo giáo viên sư phạm trên cả nước

(PL&XH) - Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và giải quyết tình trạng dư thừa cục bộ giáo viên trung học, Bộ ...

ĐH Sư phạm Hà Nội: Sẽ đào tạo giáo viên có thể dạy 2 môn ĐH Sư phạm Hà Nội: Sẽ đào tạo giáo viên có thể dạy 2 môn

(PL&XH) - Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội vừa ban hành quy chế đào tạo mới cho phép sinh viên cùng lúc học ...

Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng mục tiêu đạt chuẩn quốc tế Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng mục tiêu đạt chuẩn quốc tế

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo ...

Phan Thủy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động