Thứ hai 09/09/2024 10:09

Để cây xanh mãi là dấu ấn của Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với những nỗ lực không mệt mỏi, Hà Nội đã phát triển nhanh mạng lưới cây xanh ở mọi chốn, mọi nơi, từ nội thành tới các vùng ngoại ô, các đường vành đai.
Hà Nội hiện là một trong những đô thị có nhiều cây xanh nhất trên thế giới
Hà Nội hiện là một trong những đô thị có nhiều cây xanh nhất trên thế giới

Hà Nội đứng thứ 13 điểm đến được yêu thích của châu Á

Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor đã công bố 25 điểm đến được yêu thích nhất châu Á 2022. Trong đó, TP Hà Nội đứng thứ 13, được giới thiệu là một thủ đô thân thiện, hiện đại, nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa lâu đời.

Cùng với đó, theo báo cáo của UNESCO, Hà Nội hiện là một trong những TP có nhiều cây xanh nhất trên thế giới. Một trong những điểm tạo nên sự thân thiện của Thủ đô đó là sự xanh mát của bóng cây. Hà Nội ấn tượng với các tuyến phố cổ thường được trồng những loại cây đặc trưng, như phố Phan Đình Phùng với hàng sấu cổ thụ trải dài, tán lá dày xanh mướt. Hay phố Lò Đúc với những thân cây sao đen cao hàng chục mét, vượt lên những ngôi nhà cao tầng.

Ông Phạm Văn Sơn - Tổ trưởng Tổ dân phố số 18, phường Phúc Xá, quận Ba Đình cho biết: “Vài năm vừa qua, hệ thống cây xanh của Hà Nội đã có những chuyển biến rất rõ rệt, tích cực. TP đẹp hơn, xanh mát hơn nhờ các hàng cây đều tăm tắp, màu sắc phong phú, đẹp quanh năm. Một số tuyến đường còn trở thành “điểm hẹn” cho giới trẻ đến chụp ảnh, hoặc diễn ra hoạt động văn hoá, văn nghệ. Hà Nội bây giờ đã thật sự đẹp hơn rất nhiều”, ông Sơn cho biết.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã liên tiếp cho trồng mới hàng vạn cây xanh. Tại các đường phố cổ, hễ chỗ nào có cây lâu niên bị đổ thì lập tức chỗ đó, một cây con khác được trồng thay thế. Không ít đường phố được nâng cấp, mở rộng, ở 2 bên đường được trồng mới nhiều loại cây xanh.

Những con đường mới mở sau này, mang vóc dáng hiện đại như đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Lê Đức Thọ, đường Hoàng Quốc Việt, đường Võ Chí Công, đường Võ Nguyên Giáp…, dọc 2 bên các đường phố này, đều mọc lên những vườn cây xanh, hàng cây xanh!

TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch trồng mới 500 nghìn cây xanh đô thị trên địa bàn TP, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, trong năm 2023, Hà Nội sẽ trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, xấu, già cỗi; thay thế cây xanh không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, BV...

Cây xanh góp phần tạo điểm nhấn cho từng tuyến phố

Nhiều chuyên gia cho rằng, cây xanh đô thị được trồng đường phố ở Hà Nội cơ bản phải xét tới mấy yếu tố như chịu được điều kiện đất đai, thời tiết đặc thù tại Hà Nội; chống chịu được gió bão; hình dáng đẹp, tán có hình khối vừa tạo dáng vừa che bóng được; hoa – quả có mùi thơm thì tốt, hay ít nhất phải không độc, không gây ô nhiễm; cây phải ít sâu bệnh…

Theo GS.TS Ngô Quang Đê, trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Nội nên quy hoạch mỗi đường là một loại cây, phân bố làm sao để bốn mùa đều có những tuyến đường hoa nở. Điều này sẽ giúp TP Hà Nội luôn luôn trong trạng thái cây xanh mát, hoa khoe sắc. “Cây xanh là một thể sống, có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài, khác xa so với các kiến trúc máy móc.

Nó có thể thay đổi theo mùa vụ, theo tuổi, khí hậu, đất đai. Vì thế, việc cây xanh được trồng như thế nào, trồng ở đâu cần tính toán, nghiên cứu tỉ mỉ. Vì vậy Hà Nội cần nghiên cứu, trồng nhiều hơn các loài cây phù hợp với khí hậu lạnh, mà vẫn cho vẻ đẹp tự nhiên”, GS.TS Ngô Quang Đê phân tích.

Đồng quan điểm, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường - Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đánh giá cao chương trình, mục tiêu của TP khi đầu tư lớn để gia tăng số lượng cây xanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo ông câu chuyện cây xanh đô thị ở Hà Nội vẫn còn không ít tồn tại. Theo đó, việc trồng cây không chỉ phủ xanh TP, giúp điều hòa không khí, góp phần cải tạo môi trường… mà còn góp phần tạo điểm nhấn cho từng tuyến phố.

Nhiều chuyên gia đô thị cũng cho rằng, bên cạnh việc quy hoạch mỗi đường là một loại cây, cần phân bố để 4 mùa đều có những tuyến đường hoa nở. Hiện Hà Nội đang rất thiếu những loại cây nở hoa trong mùa đông, nên TP cần nghiên cứu, trồng nhiều hơn các loài cây phù hợp với khí hậu lạnh để luôn trong tình trạng cây cối xanh mát, hoa khoe sắc.

Chúng ta hiểu rõ, vì sao phải trồng nhiều cây xanh, nhất là trồng cây xanh ở một TP có đông đúc dân cư sinh sống, có đường phố dày đặc với đủ loại phương tiện tham gia giao thông đêm ngày không ngớt như Hà Nội. Nhưng hết thảy và trên hết đó là vì một Hà Nội mãi là "TP xanh hòa bình"!

Theo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP có khoảng 211.470 cây bóng mát, trong đó khu vực 12 quận có 149.075 cây, với các loài chủ yếu: Xà cừ (khoảng 8.000 cây); phượng (khoảng 12.500 cây); muồng (khoảng 7.000 cây); sấu (khoảng 22.000 cây); bằng lăng (khoảng 13.500 cây)... Trong số này, có khoảng 20% cây bóng mát có tuổi đời 80-100 năm.
Hà Nội ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị
Hà Nội trồng mới 500.000 cây xanh đô thị gắn với các tiêu chí đô thị thông minh và hiện đại
Mỹ quan đô thị ngày càng xanh mát với kế hoạch trồng 500.000 cây xanh tại Hà Nội
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Di dời gần 90 hộ dân với 170 nhân khẩu đến nơi an toàn

Di dời gần 90 hộ dân với 170 nhân khẩu đến nơi an toàn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện Thạch Thất đã di dời 87 hộ dân với 170 nhân khẩu đến nơi an toàn. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trong huyện tiếp tục tập trung cao độ công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Ban hành lệnh báo động 3 trên sông Tích

Ban hành lệnh báo động 3 trên sông Tích

Căn cứ vào mực nước sông Tích tại trạm Thủy văn Kim Quan hồi 18h50 ngày 8/9 là 8,41m, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội lệnh báo động 3 trên sông Tích.
Nước sông Tích áp sát báo động 3, lực lượng canh đê gác cống trực 24/24h

Nước sông Tích áp sát báo động 3, lực lượng canh đê gác cống trực 24/24h

UBND huyện Thạch Thất đã chỉ đạo các xã có đê tổ chức lực lượng canh đê gác cống thường trực 24/24h để kiểm tra đê điều, hoành triệt cống qua đê, thường xuyên tuần tra canh gác để kịp thời phát hiện sự cố.
EVNHANOI triển khai 100% quân số khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

EVNHANOI triển khai 100% quân số khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Chiều 8/9, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) thông tin đã khẩn trương khôi phục 12 tuyến đường dây 110kV và 194 lộ đường dây trung áp, khắc phục sự cố cấp điện cho 296/329 (đạt 89%) trạm bơm tiêu trên địa bàn TP.
Hà Nội: tập trung giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3

Hà Nội: tập trung giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công văn số 2963/UBND-ĐT ngày 8/9/2024 về việc triển khai các biện pháp khắc phục, giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3 trên địa bàn TP.
Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão

Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường sau bão

Sáng 8/9, cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp hội, cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội đồng loạt ra quân hỗ trợ các lực lượng chức năng và Nhân dân khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi).
Thời tiết khu vực Hà Nội đêm 8/9 và ngày 9/9: có lúc có mưa và dông

Thời tiết khu vực Hà Nội đêm 8/9 và ngày 9/9: có lúc có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu của vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3, từ đêm 8/9 đến ngày 9/9, nhiều khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Phường Nhật Tân chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3

Phường Nhật Tân chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3

Theo báo cáo nhanh, do ảnh hưởng của mưa bão, trên địa bàn phường Nhật Tân có trên 300 cây đào thế, cổ thụ bị gãy đổ (ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng), 43 cây xanh bị bật gốc, tại trường THCS nhật Tân xảy ra sự cố gió lốc tung một số tấm tôn tại dãy nhà ngang (tốc mái)...
Hà Nội: gần 300 công trình hư hỏng do bão số 3

Hà Nội: gần 300 công trình hư hỏng do bão số 3

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội, ngay khi có các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai bất lợi và các chỉ đạo, hướng đẫn của Trung ương và thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hải Phòng: học sinh tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới

Hải Phòng: học sinh tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các trường thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới.
Hà Nội: bảo đảm các điều kiện an toàn để học sinh đi học trở lại sau bão số 3

Hà Nội: bảo đảm các điều kiện an toàn để học sinh đi học trở lại sau bão số 3

Ngày 8/9, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn số 2962/UBND-KGVX về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đảm bảo các điều kiện để học sinh trở lại trường học.
Các trường học Hà Nội tích cực khắc phục hậu quả bão số 3 để đón học sinh trở lại

Các trường học Hà Nội tích cực khắc phục hậu quả bão số 3 để đón học sinh trở lại

Ngày 8/9, các trường học trên địa bàn Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3, đảm bảo điều kiện an toàn, sẵn sàng đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động