Hà Nội trồng mới 500.000 cây xanh đô thị gắn với các tiêu chí đô thị thông minh và hiện đại
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội trồng mới 500.000 cây xanh đô thị gắn với các tiêu chí đô thị thông minh và hiện đại |
Kế hoạch nêu rõ, Thành phố sẽ trồng mới cây xanh đô thị giai đoạn 2021-2025 là 500.000 cây, cụ thể: Năm 2021 trồng 52.579 cây xanh (đã thực hiện); năm 2022 trồng 49.179 cây xanh (đã thực hiện); năm 2023 trồng 133.629 cây xanh; năm 2024 trồng 145.853 cây xanh và năm 2025 trồng 118.760 cây xanh.
Đáng chú ý, trong năm 2023, Thành phố sẽ trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, sâu, nguy hiểm, già cỗi, kém phát triển, cây không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố và trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện; đầu tư cải tạo xây dựng các vườn hoa, sân chơi, công viên; trồng cây mảng, khóm tạo cảnh quan tại các tuyến phố trên địa bàn các quận; trồng cây tạo dải xanh, cải tạo môi trường tại các trục quốc lộ, tỉnh lộ, vùng ảnh hưởng bán kính 500m khu xử lý rác thải Xuân Sơn.
Thành phố cũng sẽ trồng cây xanh thuộc phạm vi các dự án xây dựng do Thành phố đầu tư và 13 dự án đầu tư xây dựng; đường giao thông thuộc Đề án Đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 đối với 5 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng; trồng cây xanh thuộc dự án đầu tư công viên: Công viên khu đô thị tây Nam Hà Nội; Công viên Chu Văn An (giai đoạn 2).
Thông qua các nhiệm vụ trên làm cơ sở để các sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền các cấp phối hợp với các đơn vị được giao nhiệm vụ duy tu, duy trì, trồng mới cây xanh trên địa bàn Thành phố thực hiện các chỉ tiêu cây xanh theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; tập trung kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực phát triển hệ thống cây xanh đô thị; triển khai thiết kế cảnh quan, đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa theo quy hoạch.
Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đô thị đông bộ với quy hoạch, phù hợp với đặc điểm của không gian khu vực, đáp ứng yêu cầu mỹ quan đô thị. Phát triển hệ thống cây xanh đô thị đa dạng phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng khí hậu của Thủ đô, tạo điểm nhấn đặc trưng phù hợp với cảnh quan kiến trúc; cây trồng mới an toàn trong mùa mưa bão, tiết giảm chi phí duy tu, duy trì cây xanh làm cơ sở nhân rộng trên toàn địa bàn Thành phố.
Triển khai kế hoạch trồng bổ sung cây xanh trên địa bàn các huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng để bảo đảm tiêu chí diện tích cây xanh lên quận; Kiểm tra, rà soát, xác định cụ thể nhu cầu đầu tư, cải tạo nâng cấp các công viên, vườn hoa, sân chơi; trồng mới, bổ sung và thay thế cây xanh tại các tuyến đường, các nút giao trên địa bàn Thành phố.
Để hoàn thành các mục tiêu, UBND Thành phố yêu cầu từng bước triển khai thực hiện công tác trồng cây theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Đồng thời xây dựng chiến lược phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố trên nền tảng xanh: Quy hoạch đô thị xanh; đường phố xanh; công trình xanh; khu công nghiệp xanh; khu dân cư xanh và không gian xanh. Xã hội hóa phát triển hệ thống cây xanh đô thị, huy động mọi nguồn lực để trồng mới, bổ sung cây xanh nhằm phát huy vai trò của chính quyền - doanh nghiệp - người dân cùng tham gia. Từng bước ứng dụng các khoa học kỹ thuật trong quản lý cây xanh đô thị, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội đạt được các tiêu chí cao hơn: “Hà Nội - Thành phố thanh lịch, Xanh - Sạch - Đẹp, gắn với các tiêu chí đô thị thông minh và hiện đại”.
Hà Nội lên kế hoạch thay thế hàng loạt cây xanh già cỗi | |
Hà Nội ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại