Cây xanh, người bạn đồng hành của không gian đô thị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Hàng cây xanh trên phố Đào Tấn, quận Ba Đình được ví như "chiếc ô" lý tưởng cho người tham gia giao thông trên tuyến đường này vào những ngày nắng nóng bức. |
Tác dụng của cây xanh
Theo các chuyên gia đô thị, trong bối cảnh đô thị hóa đang ngày càng phát triển, cây xanh đô thị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc phát triển và bảo vệ hệ thống cây xanh không chỉ giúp TP Hà Nội thêm phần mỹ quan mà còn có tác động trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người dân. Hơn nữa, cây xanh còn là công cụ tự nhiên giúp lọc không khí, loại bỏ các chất ô nhiễm, bụi bẩn và cung cấp oxy.
Thế nhưng, qua tìm hiểu, một số người dân cho hay, khi trồng mới, đa số cây đều có rễ, song trong quá trình triển khai làm vỉa hè, hạ ngầm các công trình, những người thi công “tự ý” đào, cắt các rễ cây để thuận tiện cho việc thi công. Nếu không cắt thì bề mặt vỉa hè sẽ không phẳng.
Theo TS.KTS Phạm Anh Tuấn - Trưởng bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, cây xanh bị sâu mục là hiện tượng khá phổ biến và mang tính quy luật tự nhiên. Song, còn một nguyên nhân khác, đó chính là kỹ thuật cắt tỉa tạo tán và công tác tỉa cành trước mùa mưa bão đang thực hiện chưa đúng quy trình. Vì vậy, để bảo đảm cây xanh phát triển tốt, vết thương trên cây sau khi cắt tỉa cần được bảo vệ bằng lớp màng ngăn chặn nước mưa và nấm mốc xâm nhập vào cây chứ không chỉ dừng lại ở việc cắt tỉa.
Đồng quan điểm trên, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội Nguyễn Đức Hưng cho rằng, để nâng cao chất lượng, quản lý cây xanh đô thị, các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế chính sách, bảo đảm việc thực thi được các quy hoạch, kiến trúc và kế hoạch phát triển hệ thống cây xanh đã được phê duyệt; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ để thực hiện và quản lý, giám sát, duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng đô thị sau đầu tư nói chung và hệ thống cây xanh nói riêng.
Hàng cây xanh trên phố Kim Mã, quận Ba Đình sau khi cắt tỉa đều được bảo vệ bằng lớp màng ngăn chặn nước mưa và nấm mốc. |
Tăng cường các biện pháp bảo vệ cây xanh đô thị
Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu đạt 6-8m2 diện tích cây xanh/người dân đô thị vào năm 2025 và 8-10m2/người vào năm 2030. Vì vậy, trồng cây xanh nói chung, cây xanh đô thị nói riêng là việc làm cấp thiết. Mỗi cây xanh đang hiện hữu, dù nhỏ, dù lớn cũng luôn phải được nâng niu, chăm sóc và bảo vệ.
Để tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, phát triển cây xanh đô thị, TP Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thủ đô. Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp trong việc thẩm định, cấp giấy phép quảng cáo; có ý kiến về nội dung các hoạt động tổ chức trong công viên, vườn hoa theo thẩm quyền; kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo trong công viên, vườn hoa.
UBND các quận, huyện, thị xã, khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách. Các chủ đầu tư công trình khi thực hiện phải gửi phương án xử lý cây xanh hiện hữu đến cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để xem xét, có ý kiến cấp phép trước khi triển khai.
Các đơn vị được giao kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh đô thị, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép đất cây xanh, công viên, vườn hoa, thảm cỏ, vườn ươm cây xanh theo thẩm quyền và quy định; quản lý địa bàn, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch đất cây xanh.
Đối với các công trình khác khi xây dựng có thể ảnh hưởng đến cây xanh hiện hữu (cây xanh lân cận công trình, cây xanh trong ranh giới dự án), chủ đầu tư phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh hiện có. Trong quá trình thi công, sửa chữa, xử lý kỹ thuật công trình chuyên ngành, đơn vị thực hiện phải thông báo, phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý hệ thống cây xanh để bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn của cây xanh.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội chủ trì cùng các đơn vị quản lý, duy tu, duy trì cây xanh, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng duy trì hệ thống cây xanh theo các gói thầu; kịp thời phát hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh để thông tin đến chính quyền địa phương cùng phối hợp kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; báo cáo Sở Xây dựng các nội dung vượt thẩm quyền...
Phó giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội Nguyễn Thế Công cũng cho biết thêm, tới đây, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ rà soát, đánh giá một cách tổng thể. Ví dụ nếu kích thước vỉa hè đủ điều kiện thì mới đề xuất trồng cây hoặc trong trường hợp cây trồng ở vỉa hè hay cây trồng ở dải phân cách cũng phải xác định rõ chứ không thể lẫn lộn.
Hiện trạng cho thấy, có những vỉa hè rất nhỏ nhưng cây lại rất lớn, như thế, mục đích vỉa hè không còn nữa vì vỉa hè là dành cho người đi bộ, giao thông cho người đi bộ và trên đó để chúng ta bố trí các hạ tầng kỹ thuật khác.
Phát triển không gian xanh góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi và phát huy giá trị của hệ sinh thái đô thị; đưa yếu tố tự nhiên vào sâu trong không gian và trong mọi hoạt động của cộng đồng xã hội, cũng như khôi phục môi trường sống lý tưởng. Sự thiếu hụt không gian xanh tại Hà Nội sẽ là trở ngại rất lớn cho chiến lược xây dựng thủ đô Xanh - Thông minh - Hiện đại.
Theo cô Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, trẻ em và học sinh thuộc nhóm tuổi chưa thành niên, từ nhận thức, tâm sinh lý đến hành vi. Vì vậy, cha mẹ là người có trách nhiệm rất lớn trong việc theo dõi, quản lý các em. Với quan điểm gia đình và nhà trường cùng làm giáo dục, ở đó cái đích hướng tới là các em học sinh thì tất cả các hoạt động đều là sự đồng thuận, tự nguyện, chia sẻ và gắn kết. Chính các bậc PHHS hiện diện như một thành viên không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Thanh Xuân. |
“Gót chân Asin”của không gian đô thị Nhà ở đô thị, khu chung cư cũ (CCC)… cơi nới “chuồng cọp” đang là một vấn nạncần phải xóa bỏ cấp bách để đảm ... |
Hà Nội sẽ có đột phá trong phát triển không gian đô thị Trong tờ trình gửi HĐND TP về việc thông qua chủ trương định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại