Thứ năm 25/04/2024 19:11

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ung thư tuyến nước bọt là gì? Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt và những điều cần biết sẽ có trong bài viết này:

Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ung thư chiếm từ 2-4% các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Trên thực tế, nhiều người bệnh chủ quan không điều trị. Chỉ đến khi khối u to lên mới đi khám thì đã muộn.

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là loại ung thư thuộc vùng đầu cổ nên tuỳ thuộc vào vị trí cụ thể sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt rõ ràng là người bệnh đau liên tục vùng mặt bên bệnh, liệt mặt. Triệu chứng lâm sàng điển hình là xuất hiện u vùng tuyến mang tai. U to gây biến dạng mặt. U dính với mô xung quanh. Da bề mặt tuyến sùi loét. Hạch vùng dưới hàm, cạnh cổ. Ở giai đoạn muộn, khối u to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.

Theo thống kê, ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở khu vực mang tai chiếm khoảng 70-80% trên tổng số người mắc ung thư tuyến nước bọt. Ở giai đoạn đầu khối u sẽ không có biểu hiện gì nguy hại đến sức khỏe con người. Ở các giai đoạn tiếp theo khối u phát triển xâm lấn, người bệnh cảm thấy tê liệt và nhức mỏi và sẽ xuất hiện hạch to ở vùng mang tai, vùng đầu hoặc có thể ở khu vực lân cận như: họng, mũi…

Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở dưới hàm chiếm khoảng 10-15 % trên tổng số người mắc ung thư tuyến nước bọt. Khối u ở vị trí này rất khó nhận biết và ở giai đoạn nặng người bệnh có các biểu hiện khó chịu ở miệng và đau nhức thường xuyên. Cảm thấy đau khi ăn uống, một số trường hợp lưỡi bị tê cứng.

Ung thư tuyến nước bọt nhỏ thường xuất hiện ở vùng mũi, thanh quản… Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi kèm theo các biểu hiện ngạt mũi, khó thở. Vùng khoang miệng bị đau nhức.

Bệnh ung thư tuyến nước bọt không lây truyền cho người khỏe mạnh thông qua bất kỳ con đường nào, kể cả ăn chung và hôn.

Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư tuyến nước bọt

Một vài yếu tố nguy cơ đã được minh chứng là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến nước bọt gồm:

- Nguy cơ của tuyến nước bọt tăng lên khi tuổi càng tăng.

- Ung thư tuyến nước bọt phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

- Tiếp xúc với bức xạ. Điều trị bức xạ ở vùng đầu và cổ vì những lý do bệnh khác làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Tiếp xúc tại nơi làm việc hoặc môi trường có một số chất phóng xạ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

- Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người làm việc với một số kim loại (bụi hợp kim niken) hoặc khoáng chất (bụi silic) và những người làm việc trong khai thác amiăng, hệ thống ống nước, sản xuất sản phẩm cao su và một số loại chế biến gỗ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến nước bọt ung thư, nhưng những mối liên quan này chưa chắc chắn.

- Sử dụng thuốc lá và rượu bia. Thuốc lá và rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư vùng đầu và cổ, nhưng chúng không liên quan chặt chẽ với ung thư tuyến nước bọt trong hầu hết các nghiên cứu.

- Chế độ ăn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít rau và nhiều chất béo động vật có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

Các giai đoạn của ung thư tuyến nước bọt

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mới bắt đầu các tế bào ung thư xuất hiện và chưa có bất cứ một biểu hiện nào để người bệnh cảm nhận được.

Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận

Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và bệnh nhân cảm nhận được dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của ung thư tuyến nước bọt và bệnh nhân không có khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động