Nhập viện vì tự ý dùng củ ráy chữa ung thư
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Trước đó, dù đã được phẫu thuật và đang điều trị theo đơn của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân vẫn nghe theo lời người khác mách bảo về việc sử dụng củ ráy để uống sẽ tốt cho bệnh nhân ung thư.
Theo BSCKI Hà Huy Mến - Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, bệnh nhân đã chế biến một củ ráy bằng cách nướng và đun sôi, sau đó uống nước và nhai trực tiếp phần bã. Hậu quả là bệnh nhân nhanh chóng gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, đau họng, miệng, tức ngực và mệt lả.
Thời điểm nhập viện bệnh nhân có triệu đau vùng miệng, họng; khó nuốt; khó phát âm; cảm giác khó thở; niêm mạc miệng, họng phù nề đỏ; các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường.
Nguyên nhân của các triệu chứng này được xác định là do tinh thể canxi oxalat có trong củ ráy, một chất gây kích ứng mạnh đặc biệt với các mô mềm như lưỡi, miệng và môi. May mắn là trường hợp của bệnh nhân L chỉ bị kích ứng ở mức độ nhẹ và đã hồi phục sau 3 ngày điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng trong những trường hợp nặng, việc sử dụng củ ráy có thể dẫn đến phù nề thanh quản, ngừng hô hấp và thậm chí tử vong.
Mặc dù củ ráy được sử dụng trong y học cổ truyền ở một số nước châu Á để điều trị các bệnh như trĩ, viêm khớp dạng thấp và đau răng, tại Việt Nam, các bác sĩ y học cổ truyền hiếm khi kê đơn loại củ này do có nhiều lựa chọn thay thế an toàn và hiệu quả hơn.
Đối với bệnh nhân ung thư, các bác sĩ khuyến cáo nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa ung bướu, không tự ý sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chưa được khoa học chứng minh để tránh gặp phải những biến chứng không đáng có.
Nối lại bàn tay đứt rời cho nữ bệnh nhân sau tai nạn hi hữu | |
Phẫu thuật kịp thời cứu sống mẹ con sản phụ chuyển dạ sớm khi đang mắc sốt xuất huyết |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại