Thứ bảy 23/11/2024 07:35

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao cột sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bệnh lao cột sống hay còn gọi là bệnh mục xương sống do bệnh lao. Dưới đây là những thông tin cần biết về căn bệnh này:

Bệnh lao cột sống là gì?

Bệnh lao cột sống còn được gọi là bệnh mục xương sống, hay hủy xương sống do lao. Lao cột sống nằm trong danh sách những bệnh lý lao ngoài phổi bên cạnh lao màng não, lao thận, lao màng bụng,...

Các vị trí dễ bị vi khuẩn lao tấn công:

- Lao cột sống vùng thắt lưng và vùng ngực: chiếm 96%) nhiều nhất là cột sống ngực (xấp xỉ 80%).

- Đốt sống cổ: có tỷ lệ nhiễm lao thấp nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao cột sống

Lao cột sống sẽ phá hủy các thân đốt sống một cách âm thầm. Vì vậy các triệu chứng lao cột sống xuất hiện rất chậm và thường giống như lao phổi:

- Sốt nhẹ về chiều, chán ăn, giảm cân và cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.

- Bệnh nhân thấy đau vùng đốt sống bị tổn thương: đau âm ỉ và tăng dần vào chiều và đêm. Nếu bị ở ngực thường đau khu trú ở đốt sống vùng ngực. Đau càng dữ dội thì cột sống thắt lưng bị phá hủy nặng dẫn đến một hay hai chân co giật.

- Chân tay bị teo: Thường thấy trong lao cột sống thắt lưng. Kèm theo đó là các biểu hiện liệt vận động hai chân, do chèn ép tủy sống.

- Rối loạn biến dưỡng da, lông, móng khi hai chân có dấu hiệu bị chèn ép rễ thần kinh.

- Căng phồng ổ bụng dưới. Khi áp xe quá lớn dưới da sẽ dẫn đến hiện tượng dò mủ dưới da.

- Liệt vận động hai chân: do lao cột sống ngực thấp.

Con đường lây truyền chính của bệnh lao cột sống:

- Thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh;

- Nhiễm lao thông qua các vết thương hở trên da;

- Lây từ mẹ sang con.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lao cột sống

- Chèn ép thần kinh xung quanh do xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, do áp-xe lạnh, do viêm màng nhện tủy… gây đau. Nếu chèn ép thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng gây yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục khiến đại tiểu tiện không tự chủ. Chèn ép ở cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi....

- Có thể gây biến dạng cột sống, hoặc gù nhọn cột sống;

- Khàn tiếng, gặp khó khăn trong ăn uống;

- Làm tăng nguy cơ bị gãy xương, đặc biệt là vùng cột sống cổ; Nén tủy sống;

- Có thể gây suy hô hấp

- Có thể bị xoang

Người bệnh cần được theo dõi quản lý chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ tránh hiện tượng lao tái phát, lao kháng thuốc.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động