Thứ năm 25/04/2024 14:45

Chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp về Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp cần được thể chế hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Quốc phòng cho biết, sau gần 20 năm triển khai Pháp lệnh Động viên công nghiệp và hơn 12 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, kết quả tổng kết thực tiễn hơn 10 năm thực hiện xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay cho thấy, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp liên quan đến công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp chưa được thể chế hóa.
Chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp về Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp cần được thể chế hóa
Lãnh đạo, chỉ huy Nhà máy Z143, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm dây dẫn điện dân dụng.

Một số nội dung của các pháp lệnh chưa đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật liên quan về quốc phòng, an ninh. Nhiều nội dung đang được điều chỉnh ở văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý chưa cao, chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ. Quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay.

Trong thời gian qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, nghị quyết có tác động đến công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp như: Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2016, Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế,… đòi hỏi phải xây dựng Luật để điều chỉnh những quy định về công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Mục đích xây dựng Luật nhằm tăng cường gắn kết và phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức đổi mới, sắp xếp hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh phù hợp đặc thù công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp và gắn với phương thức tác chiến của quân đội, nhiệm vụ của công an, thích ứng với kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài, tập trung vào các nội dung: Nguồn vốn cho đầu tư; nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ công nghệ cao, công nghệ lưỡng dụng; thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích nhân tài phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ tham gia đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp, tham gia sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; triển khai các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mũi nhọn; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh, cơ sở động viên công nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế.

Trong đề nghị xây dựng luật, Bộ Quốc phòng đánh giá tác động của 5 chính sách: Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh; hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức công nghiệp quốc phòng, CNAN; thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển CNQP, an ninh; huy động nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; mở rộng đối tượng, hoàn thiện phương thức thực hiện động viên công nghiệp.

Trong đó tập trung nhấn mạnh việc thực hiện theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra định hướng “Xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội; có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh tại các khu vực phòng thủ”.

Nghị quyết cũng khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh,... xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân”.

Đồng thời, Nghị quyết đã đề ra các giải pháp cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng thu hút, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, “Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh và liên quan đến quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. Chủ động tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh”, “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quốc phòng, an ninh phù hợp với hội nhập quốc tế và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Phát triển công nghiệp quốc phòng thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Công nghiệp quốc phòng
Huy động nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và ĐVCN
Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức CNQP, CNAN
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động