Phát triển công nghiệp quốc phòng thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHoạt động sản xuất tại Nhà máy Z121 |
Nhiều cơ hội đối với sự phát triển CNQP, an ninh
Các nước lớn tăng cường điều chỉnh chiến lược, phô trương sức mạnh quân sự, răn đe, kiềm chế và can dự, chi phối và nội bộ các nước khác; đẩy nhanh vũ khí siêu thanh, đưa vào trang bị nhiều loại vũ khí mới, hiện đại;
Bên cạnh đó, Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh, Luật Bảo vệ và quản lý biên giới, tăng cường các hoạt động khẳng định chủ quyền theo yêu sách “Tứ Sa”, quyết liệt ngăn chặn khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản của các nước, gây nhiều thách thức đối với khu vực. Môi trường quốc tế, quan hệ với đối tượng và đối tác, thị trường quốc tế liên quan tới mua bán vũ khí và công nghệ quân sự có những thay đổi đòi hỏi phải có các giải pháp, thích ứng phù hợp.
Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) nhiều nước trên thế giới có xu hướng đẩy mạnh tiếp cận công nghệ quân sự và công nghệ lưỡng dụng tiếp tục có những bước nhảy vọt, nhiều loại vũ khí mới ra đời, xu hướng chiến tranh hiện đại sử dụng vũ khí công nghệ cao ngày càng phổ biến; Công nghiệp an ninh (CNAN) phát triển, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ lưỡng dụng, nhiều loại phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ mới ra đời, phục vụ đấu tranh với các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, an ninh phi tryền thống…
Do tác động của đại dịch CoVid 19, toàn cầu hoá và cuộc cách mạng lần thứ 4 diễn ra với tốc độ rất nhanh tạo ra nhiều thách thức, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội đối với sự phát triển CNQP, an ninh (CNQP, AN) của mỗi quốc gia.
Sau hơn 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật: Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, có nhiều đổi mới, thực chất, chất lượng nâng cao; tổ chức bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu lực hiệu quả hơn; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển, quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
Doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành sắp xếp, tổ chức lại, Nhà nước chỉ nắm giữ những lĩnh vực trọng yếu, then chốt; kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, dần khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta; tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) của đất nước được tăng cường, đóng góp tích cực vào nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, bước đầu tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, không ngừng mở rộng đi vào chiều sâu, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường.
Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế - xã hội thế giới và trong nước có nhiều biến động, khó khăn, thách thức nêu trên, CNQP, AN và động viên công nghiệp (ĐVCN) đã có những đóng góp quan trọng trong chiến lược đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ (VKTB, PTKT) cho lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) và tham gia phát triển kinh tế đất nước.
Sự cần thiết phải xây dựng Dự án Luật CNQP, AN và ĐVCN
Qua gần 20 năm triển khai Pháp lệnh ĐVCN và hơn 12 năm thực hiện Pháp lệnh CNQP; CNQP, AN, ĐVCN đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu quan trọng, cụ thể:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện được triển khai đồng bộ từ TW đến địa phương, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân…Cơ cấu và tổ chức lực lượng CNQP từng bước được củng cố và phát triển; sự gắn kết giữa CNQP và công nghiệp dân sinh có bước đổi mới, góp phần duy trì năng lực sản xuất quốc phòng (SXQP) và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
Hoạt động KHCN ngày càng lớn mạnh, phục vụ đắc lực nhiệm vụ nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu VKTB cho LLVTND, tạp sự đột phá về năng lực sản xuất VKTB…Đối với CNAN, xuất phát từ thực tiễn, CNAN đã ngày càng có những hước phát triển về năng lực sản xuất, cơ sở vật chất, nhân lực, cơ cấu tổ chức. Bộ CA đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án đầu tư tạo tiền đề hình thành cơ sở vật chất, hạ tầng phát triển CNAN…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập như; các văn bản quy phạm pháp luật về CNQP, CNAN và ĐVCN chưa đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển CNQP, AN và nhiệm vụ ĐVCN trong tình hình mới; Văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh CNQP, Pháp lệnh ĐVCN quy định chưa đầy đủ, cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; một số quy định của Pháp lệnh CNQP, ĐVCN còn có nội dung chưa thống nhất và không còn phù hợp với các văn abnr quy phạm pháp luật hiện hành…
Tiếp nữa, chức năng quản lý NN về CNQP, CNAN và ĐVCN chưa phát huy tối đa hiệu lực trong phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương… Cơ chế giao nhiệm vụ, đầu tư trong ĐVCN chưa đầy đủ, phù hợp, chưa thống nhất với hệ thống pháp luật về ngân sách, đấu thầu, giá, từ đó chưa tạo được động lực để huy động và tận dụng năng lực sẵn có của DN, ngoài LLVTND vào sảm xuất, chữa vũ khí, trang bị cho QĐND, dân quân tự vệ…
Chưa xây dựng các cơ chế đặc thù và luật hoá cơ chế, chính sách trên các nội dung trọng yếu của CNQP, CNAN như đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNQP, CNAN; KHCN và sản xuất sản phẩm quốc phòng công nghệ cao; sản phẩm an ninh mạng và sản phẩm chuyên dụng phục vụ an ninh…
Trong hội nhập quốc tế, CNQP, CNAN chủ yếu diễn ra một chiều, phần lớn là nhập khẩu VKTB, PTKT từ các nước; chưa thâm nhập sâu vào thị trường xuất khẩu vũ khí, sản phẩm phục vụ an ninh. Còn hạn chế trong triển khai thực hiện ĐVCN, chưa chú trọng phát triển các DN công nghiệp sản xuất các sản phẩm có tính lưỡng dục; các dây chuyền của Dn được ĐVCN có trang thiết bị công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp; chỉ tham gia sản xuất một số loại đạn hoả lực bộ binh và lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa được một số ít chủng loại vũ khí trang bị, chưa có khă năng sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị hiện đại, công nghệ cao.
Bên cạnh đó, CNQP luôn được Đảng và NN quan tâm, chỉ đạo sát sao, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển CNQP (Nghị quyết 05/BCT; Nghị quyết 27/BCT; Nghị quyết 06-NQ/TW; Nghị quyết 08-NQ/TW;) với những quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, giải pháp xây dựng và phát triển CNQP phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, trong đó xác định: “CNQP là ngành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù và ưu tiên trong đầu tư phát triển…”
Tiếp đó, ngày 16/4/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về Chiến lược QPVN trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng, phát triển CNQP tự lực, tự cường, lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình độ KHCN cao; đủ năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, phương tiện trang bị là bộ phận quan trọng của CN quốc gia…”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã đề ra định hướng phát triển CNQP và ĐVCN như sau: “Xây dựng CNQP phù hợp với khả năng của nền kinh tế, làm nòng cốt cùng các ngành CN dân dụng đảm bảo nhiệm vụ sửa chữa, phục hồi và sản xuất một phần trang bị, đáp ứng yêu cầu ĐVCN khi tình thế đòi hỏi…”.
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, tạo nền tảng cho CNQP, an ninh; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh”; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/4/2018 về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam của Bộ Chính trị nêu rõ phương thức kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quy hoạch phát triển vùng, các ngành kinh tế trọng điểm, địa bàn chiến lược; ưu tiên phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp cơ bản tạo nền tảng cho CNQP, an ninh; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 về Chiến lược An ninh mạng quốc gia của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ yêu cầu xây dựng và phát triển CNAN mạng tự chủ, sáng tạo; Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh để phát triển CNQP, an ninh có trọng tâm, trọng điểm; quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh các khu CNQP, an ninh trên địa bàn cả nước; ban hành quy định về phát triển CNQP, an ninh; Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 về Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của Bộ Chính trị tiếp tục đề ra giải pháp về chú trọng đầu tư nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu; xây dựng, phát triển CNAN theo hướng lưỡng dụng, có chiều sâu, ngày càng hiện đại, tự chủ, có trình độ khoa học và công nghệ cao.
Trên tinh thần đó và qua quá trình tổng kết 12 năm thi hành Pháp lệnh CNQP (2008-2020), 15 năm thực hiện Pháp lệnh ĐVCN (2003-2018) và tổng kết kết quả xây dựng, phát triển CNAN từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay, việc xây dựng Dự án Luật CNQP,AN vàĐVCN (trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh CNQP, Pháp lệnh ĐVCNvà các văn bản quy phạm pháp luật về CNAN) trình Quốc hội xem xét thông qua là cần thiết, phù hợp với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại