Chủ nhật 12/05/2024 22:38
Luật Thủ đô (sửa đổi):

Chính sách đặc thù tạo điều kiện cho phát triển Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất nhiều chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Thủ đô Hà Nội. ThS. Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, mỗi chính sách mới, đặc thù cần phải đánh giá tác động cụ thể, đầy đủ để lựa chọn phương án tốt nhất cùng với dự kiến nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện khi Luật có hiệu lực, nhằm bảo đảm tính khả thi cao.
Ông Đặng Đình Luyến - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.                 Ảnh: Quốc hội
Ông Đặng Đình Luyến - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Đề xuất nhiều chính sách, pháp luật đặc thù

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ThS. Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Luật Thủ đô đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013; đến nay Luật đã được thực hiện hơn 10 năm, đã góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì còn có nhiều hạn chế, bất cập trong quy định và thực tiễn thực hiện Luật.

ThS Đặng Đình Luyến tán thành với việc cần thiết sớm phải sửa đổi cơ bản Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển Thủ đô; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của Luật và thực tiễn thực hiện Luật trong những năm qua.

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất nhiều chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Thủ đô Hà Nội, trong đó quy định về nhu cầu sử dụng ngân sách, nguồn lực khác cao hơn nhiều so với nguồn lực để thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành, như: chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức (Điều 18); phát triển văn hóa, thể thao (Điều 23); phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 24); phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Điều 25); phát triển y tế Thủ đô và chăm sóc sức khỏe Nhân dân (Điều 27); chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội (Điều 28); bảo vệ môi trường (Điều 29); quản lý, sử dụng đất đai (Điều 30); phát triển nhà ở (Điều 31); phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông (Điều 32); phát triển nông nghiệp, nông thôn (Điều 33); sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô (Điều 36); v v ….

Về cơ bản, ông tán thành với chủ trương cần phải có ngân sách, kinh phí để chi cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật mới, đặc thù để phát triển Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, dự thảo Luật quy định các nhu cầu về ngân sách, kinh phí để chi cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như nêu trong dự thảo luật là quá lớn, nhất là trong điều kiện hiện nay nguồn Ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, hạn chế, rất khó đáp ứng cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật mới, đặc thù này.

Thực tiễn, trong những năm qua cho thấy, có không ít trường hợp đã đưa các chính sách, pháp luật mới, đặc thù vào luật, nhưng do không đánh giá tác động đầy đủ, khoa học các chính sách mới, chưa xem xét cân nhắc kỹ khả năng nguồn lực để bảo đảm việc thực hiện, do đó sau khi luật có hiệu lực thi hành đã rất hạn chế đi vào cuộc sống, tính khả thi không cao.

Vì vậy, ông đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về các cơ chế, chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô được nêu trong dự thảo Luật; theo đó mỗi chính sách mới, đặc thù được đề xuất trong dự thảo luật cần phải đánh giá tác động cụ thể, đầy đủ để lựa chọn phương án tốt nhất cùng với dự kiến nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện khi Luật có hiệu lực, nhằm bảo đảm tính khả thi cao.

Làm rõ thời gian áp dụng Luật

Góp ý vào khoản 1 Điều 4 Luật Thủ đô (sửa đổi), Ths. Đặng Đình Luyến cho rằng, việc quy định như khoản 1 Điều 4 của dự thảo Luật nêu trên chưa rõ ràng, tức là chưa nói rõ luật, nghị quyết khác của Quốc hội nêu tại khoản 1 Điều 4 được ban hành trước hay ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực.

Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần quy định rõ về thời gian ban hành luật, nghị quyết khác của Quốc hội tại khoản 1 Điều 4 của dự thảo luật để đưa ra phương hướng áp dụng Luật Thủ đô khi có quy định khác với quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội.

Về khoản 2 Điều 4, Ths Đặng Đình Luyễn nhận thấy, việc quy định như khoản 2 Điều 4 của dự thảo Luật về yêu cầu luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau Luật thủ đô... phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó là không cần thiết, là thừa, vì khoản 2 Điều 8 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định “Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác” và khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ khoản 2 Điều 4 trong dự thảo Luật.

Phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô "Văn hiến, Văn Minh, Hiện đại"
Thu hút nhiều chủ thể xây dựng, phát triển Thủ đô
Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để phát triển Thủ đô
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ngày 5/5, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư khen gửi lực lượng CSGT và các lực lượng tăng cường, phối hợp, hỗ trợ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Thêm trân trọng và tự hào về thế hệ cha, ông!

Thêm trân trọng và tự hào về thế hệ cha, ông!

Hòa trong cái nắng mai óng vàng của tiết trời Xuân chưa qua mà Hè đang tới với cảnh vật xanh non như bừng lên sức sống, khiến lòng người hân hoan. Ngước nhìn lá Quốc kỳ kiêu hãnh tung bay trong gió như nhắc nhớ mỗi người về ngày non sông nối liền một dải, về một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký kết hợp tác Lãnh sự Việt Nam tại Marseille và Liên minh tài chính Doanh nhân Việt Nam

Ký kết hợp tác Lãnh sự Việt Nam tại Marseille và Liên minh tài chính Doanh nhân Việt Nam

Ngày 11/5, tại TP Hồ Chí Minh, Liên minh Tài chính Doanh nhân Việt Nam đã ký kết hợp tác với Lãnh sự Việt Nam tại Marseille. Việc ký kết này sẽ mở ra cơ hội hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Liên minh Tài chính Doanh nghiệp Việt Nam.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát các Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/5/2024.
Ô tô chở trẻ dưới 10 tuổi phải có thiết bị an toàn

Ô tô chở trẻ dưới 10 tuổi phải có thiết bị an toàn

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định ô tô phải có thiết bị an toàn cho trẻ dưới 10 tuổi, chiều cao dưới 1,35m khi không có người lớn ngồi cùng.
Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc

Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc

Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần quy định rõ là vị trí tuyển dụng hay thu hút và làm việc, thậm chí là bổ nhiệm. Đồng thời, cần quy định rõ là thủ tục, trình tự, làm thế nào từ việc thu hút, tuyển dụng tới việc sử dụng, quản lý họ và giữ chân được họ.
Truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Đó là một trong những nội dung hướng đến của cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vừa được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức phát động.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): thu hút nhân tài từ kinh nghiệm quốc tế

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): thu hút nhân tài từ kinh nghiệm quốc tế

TS Tạ Quang Ngọc - Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức và chính quyền Hà Nội có thể tham khảo một số quốc gia thành công trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút nhân tài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động